Những kiến thức căn bản khi mang thai
Kiến thức căn bản cho bà mẹ trẻ khi mang thai
Mang thai là một trong những thời gian vô cùng quan trọng đòi hỏi bạn phải chuẩn bị rất nhiều cả về sức khoẻ, thể chất lẫn tâm lý, các bà mẹ trẻ cần phải chuẩn bị những kiến thức căn bản khi có kế hoạch mang thai để đảm bảo một thai kỳ tốt nhất.
Biểu hiện có thai mà ông bố bà mẹ nên biết
Khi người phụ nữ có những dấu hiệu sớm sau đây thì phải để ý đến trường hợp mình có thai
Đối với người có kinh nguyệt đều mà có hiện tượng trễ kinh so với bình thường, người phụ nữ có cảm giác mệt mỏi trong người, ốm nghén bao gồm: buồn nôn, nôn nghén thường vào buổi sáng, cảm giác khó chịu với những mùi thường có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói, uể oải, đôi khi đau chằng bụng trong trường hợp thai kỳ không được khoẻ hoặc có thể ra huyết âm đạo.
Một số phụ nữ có biểu hiện căng đau ngực… đây là những dấu hiệu có thai sớm.
Tại sao có người bị ốm nghén có người không?
Ốm nghén là một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, người ta thấy rằng 50% phụ nữ mang thai có biểu hiện ốm nghén bao gồm buồn nôn, nôn ói. Trong đó 25% phụ nữ chỉ có buồn nôn thôi chứ không có nôn ói.
Ốm nghén thì cũng có mức độ nặng và mức độ nhẹ – Mức độ nặng thì những người phụ nữ này buồn nôn, nôn ói nhiều và kéo dài dễ làm sụt cân trêm 5% trọng lượng cơ thể so với trước khi mang thai, hoặc bị rối loạn mức điện giải, nhưng tỉ lệ ốm nghẹn nặng này theo nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 0.5 đến 1% thôi chứ không phải tất cả các phụ nữ.
Tỉ lệ ốm nghén thường xảy ra ở 3 tháng đầu là nhiều nhất, tỉ lệ bị hành nhiều nhất là khoảng 9 tuần thì bị ốm nghén cao nhất, tuy nhiên các chị em có thể yên tâm 1 phần bởi 60% triệu chứng ốm nghén này sẽ giảm hết khi thai kỳ đến 12 tuần.
Biện pháp làm giảm ốm nghén
Có 1 số biện pháp giúp chị em làm giảm triệu chứng ốm nghén, ví dụ như là thay vì chúng ta ăn cơm hay ăn thức ăn chúng ta thường ăn theo cữ, sáng thức dạy chúng ta ăn sáng, buổi trưa ăn trưa, buổi chiều ăn chiều, ngày ăn 3 bữa, chúng ta có thể ăn mỗi 1 – 2 chén… Thì khi chúng ta có thai, chúng ta nên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa thay vì ăn 3 bữa chúng ta chia ra thành 6 – 7 bữa nghĩa là xen kẽ các bữa ăn chính chúng ta cần ăn dặm thêm như bánh bích quy, bách mỳ, bánh ngọt gì đó. Việc chia nhỏ bữa ăn như thế sẽ giúp chị em giảm triệu chứng ốm nghén.
Những dấu hiệu báo trước em bé sắp chào đời
Có những dấu hiệu mà người phụ nữ khi mang thai thời kỳ cuối chúng ta cần lưu ý. Đây chính là dấu hiệu chuyển dạ:
Người phụ nữ cảm thấy bụng gò cứng từng cơn khoảng 5 phút thì bụng bị gò cứng và đau, thời gian và khoảng cách của những cơn gò bụng ngày càng khít lại, cường độ đau thì càng ngày càng đau nhiều hơn.
Sau khi đau bụng xong thì người phụ nữ có thể ra nước hồng âm đạo người ta gọi là nhầy nhầy máu cá.
Có thể là ra nước ối đột ngột, người phụ nữ đang ở nhà nhưng đột ngột ra nước ở dưới âm đạo ướt cả quần, đây là biểu hiện ra nước ối.
Hoặc người phụ nữ có cảm giác đau chằng bụng, hay đau lưng đây là những dấu hiệu mà người phụ nữ cần lưu ý trong những tháng trước chu kỳ. Báo hiệu sớm cho chúng ta biết em bé sắp chào đới.
Bác sĩ chuyên khoa II: Nguyễn Duy Linh – PDG. BV Quốc tế Phương Châu
Sưu tầm bởi: Dược phẩm PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia
Kiến thức y học:
- Chia sẻ cho các mẹ ít sữa, mất sữa, tắc…
- Bí quyết điều trị đau bụng kinh
- Nôn trớ ở trẻ những điều ông bố bà mẹ…
- Bí quyết chữa trị khỏi hoàn toàn đau bụng kinh…
- Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh…
- Tại sao không nên dùng thuốc tân dược chữa trị…
- Phái đẹp không nên ăn gì trong chu kỳ kinh…
- Bệnh trĩ kẻ thù của phụ nữ sau sinh