Tập luyện tại nhà cải thiện run cho người bệnh Parkinson
Chữa bệnh run tay bằng cách bấm huyệt
Theo y học cổ truyền run tay chân thuộc chứng “phong nội động”. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng gặp nhiều nhất là ở người già người cao tuổi.
Ở tuổi 40 sự suy yếu của gan thận, không quan tâm đến chế độ ăn uống, phiền uất hại đến nguyên khí… tích lũy nhiều dẫn đến can huyết càng hư, máu nuối lên não càng ít sinh ra chứng run tay chân.
Dấu hiệu nhận biết bệnh parkinson
Run: 70% người bệnh Parkinson có biểu hiện run biểu hiện môi, ngón tay hoặc đôi khi cả bàn tay lúc đang ở trạng thái nghỉ ngơi, nhưng sẽ biến mất khi hoạt động.
Mất mùi: Khứu giác suy yếu xảy ra vào giai đoạn khởi phát của bệnh Parkinson. Hiện tượng mất khả năng nhận dạng mùi có thể xảy ra ít nhất 4 năm trước khi bệnh Parkinson phát triển.
Chữ viết nhỏ, khít: chữ viết tay trông khác hơn so với trước, các con chữ ngày càng nhỏ đi và chen chúc nhau, tư thế cầm bút khó.
Cứng cơ. Cơ bắp và các khớp có xu hướng trở nên cứng và không co giãn được.
Rối loạn giấc ngủ: dấu hiệu thường gặp ở người bệnh Parkinson.
Giọng nói yếu ớt. Bệnh Parkinson cũng liên quan đến việc thay đổi giọng nói, đó là giọng nói trở nên nhẹ nhàng, yếu ớt hoặc nói ngọng một cách bất thường.
Khuôn mặt đơ: người bệnh Parkinson rất khó biểu lộ cảm xúc trên gương mặt, thường nhìn chằm chằm vào một khoảng không nào đó và mắt thì liên tục chớp.
Táo bón: Parkinson làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ, trong đó quy định hoạt động của cơ trơn ở ruột và bàng quang. Một cách để nhận biết sự khác biệt giữa táo bón thông thường và táo bón Parkinson là người bệnh thường có thêm cảm giác no, ngay cả khi ăn rất ít và kéo dài.
Bài tập giúp điều trị bệnh Parkinson hiệu quả
- Khởi động trước khi bắt đầu vào bài tập thể dục
- Luyện tấp trong môi trường an toàn: tránh các tác nhân gây nguy hiểm như mặt sàn trơn.
- Luyện tập cơ mặt, cơ hàm: tập đọc tập nói thật to, đứng trước gương cười luyện cơ mặt, nhai đồ ăn thật mạnh
- Duy trì một đời sống tinh thần khỏe mạnh: tham gia hoạt động thể dục thể thao như đi bộ bơi lội.
- Chú ý nghỉ ngơi hợp lý không để mình bị chuột rút, hoạt động quá sức.
Bài tập trong tư thế ngồi
- Chống hai tay lên ghế, nhấc người ra khỏi mặt ghế làm như vậy từ 3 lần – 4 lần.
- Dùng bàn tay đập như đập vào mặt trống giúp cho cổ tay uyển chuyển, linh hoạt
- Vặn mình uyển chuyển.
Bài tập trong tư thế bò
Bài tập này giúp cho khớp tay chân linh hoạt, bò tới bò lui, chân và tay cùng bên.
Tập trong tư thế quỳ
Tập giữ thăng bằng: đưa hai tay sang ngang, lên trước lên đầu, làm nhịp nhàng.
Tập trong tư thế đứng
Sử dụng bóng quần vợt, tung hứng bóng, chụp bắt luyện sự linh hoạt của tay, chạy bộ tại chỗ.
Sưu tầm bởi PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia