Làm thế nào để chung sống với bệnh Parkinson

Người già làm gì chung sống với bệnh Parkinson

Parkinson, hay còn gọi là bệnh liệt rung, là một bệnh thoái hóa của hệ thống thần kinh trung ương, theo thời gian bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn. Tuy không phải là căn bệnh gây chết người nhưng Parkison lại gây chết dần một vùng não, làm cho các tế bào não mất dần khả năng sản sinh dopamine – chất dẫn truyền thần kinh, gây nên những biểu hiện thường gặp như: chân, tay run, không giữ được thăng bằng, khó di chuyển. Tâm lý người bệnh cũng bị thay đổi như lo lắng, chán nản, nhiều trường hợp còn dẫn đến trầm cảm…

thuoc-chua-parkinson

Người cao tuổi dễ mắc bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa tiến triển của não. Tiến triển có nghĩa là nặng dần theo thời gian nhưng điều này thường xảy ra chậm qua nhiều năm và nếu được điều trị tốt người bệnh vẫn có thể có cuộc sống tốt.

benh-run-giat
Chưa ai biết chính xác tại sao các tế bào thần kinh sản xuất dopamin lại bị chết, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra câu trả lời. Tuy nhiên, các yếu tố gien và môi trường được hướng đến nhiều nhất. Chỉ một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân Parkinson có cha mẹ, anh hoặc chị có bệnh. Tuy nhiên, bất thường gien thường chỉ gặp ở vài gia đình có bệnh nhân Parkinson khởi phát ở người trẻ.

Hiện nay rất khó xác định yếu tố nguy cơ cho bệnh Parkinson vì nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được biết rõ. Tuổi là yếu tố nguy cơ duy nhất được biết đến hiện nay. Thông thường sau 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh Parkinson (khoảng 5%) khởi phát ở người trẻ.

Một số nghiên cứu cũng cho rằng những người tiếp xúc lâu dài với vài yếu tố môi trường như thuốc trừ sâu, hóa chất… có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được chứng minh cụ thể.

Biến chứng của bệnh Parkinson ảnh hưởng lên cơ thể người bệnh

Ở giai đoạn sớm, bệnh Parkinson thường không ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh nhưng khi bệnh nặng dần theo thời gian, cuộc sống ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Bệnh Parkinson thường có bốn triệu chứng chính: run khi nghỉ, đơ cứng, cử động chậm, rối loạn dáng đi và thăng bằng. Các triệu chứng khác có thể gặp như viết chữ khó khăn, rối loạn tiêu hóa, chảy nước dãi, rối loạn đường tiểu, giảm ham muốn tình dục, bất lực, tụt huyết áp tư thế, mất ngủ…

benh-run-giat

Các biến chứng thường xảy ra ở những bệnh nhân Parkinson giai đoạn trễ bao gồm: té ngã gây chấn thương, gãy xương (người lớn tuổi thường gãy cổ xương đùi). Ngoài ra, người bệnh còn bị suy giảm trí nhớ, nhiễm trùng phổi, đường tiểu, sụt cân, suy kiệt,…

Cho đến nay vẫn chưa có phương thức nào chữa trị lành bệnh Parkinson. Chỉ có một vài loại thuốc có thể kiểm soát được triệu chứng và giúp cho người bệnh có chất lượng sống tốt hơn. Phẫu thuật cũng có thể hiệu quả trong một số trường hợp bệnh mà sự điều trị bằng thuốc không còn tác dụng hoặc thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ.

Thay đổi thói quen sống tốt cho người bệnh Parkinson

Việc điều trị bệnh Parkinson là rất hữu ích để giúp bệnh nhân duy trì một cuộc sống độc lập. Các phương pháp điều trị như đã trình bày ở trên là rất quan trọng và cần sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh Parkinson cần thay đổi lối sống và thường xuyên tập luyện thể dục tại nhà có thể làm thuyên giảm bệnh. Cần lựa chọn nơi ngủ nghỉ, sắp xếp đồ dùng cá nhân cho phù hợp, dễ sử dụng. Ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục. Bệnh nhân có thể tập một số môn như đi bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ…

Phương pháp đơn giản và hiệu quả hơn ở bệnh nhân Parkinson là đi bộ. Khi đi, cần chú ý giữ tư thế thẳng, chân bước dài, cánh tay đong đưa. Khởi đầu tập mỗi ngày 5-10 phút, rồi tăng dần đến 30 phút. Ngoài ra, còn tập thêm vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các bác sĩ. Với những phương pháp trên có thể cải thiện được các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân Pakinson và giúp họ có thể sống chung với căn bệnh này.

thuoc-chua-parkinson

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN