Thông tin cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp và những điều cần biết
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Tỷ lệ mắc bệnh tại châu Á là 0.17%-0.3% dân số. Còn riêng tại miền bắc Việt Nam là 0.28% dân số.
Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở quý bà tuổi trung niên, diễn tiến âm ỉ trong nhiều năm nên người bệnh cần hiểu rõ về bệnh để có biện pháp chữa trị trị đúng cách, hiệu quả.
Bệnh được xếp là dạng viêm khớp mạn tính thuộc nhóm bệnh tự miễn. Đa số trường hợp viêm khớp khởi phát từ từ và tăng dần, nhưng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính. Trước khi dấu hiệu ở khớp xuất hiện, bệnh nhân có cách thấy các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu chi, đau nhức và khó cử động khớp lúc ngủ dậy. Khoảng 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm một khớp, thường là khớp nhỏ ở bàn tay, sau lan xuống khớp gối, bàn chân, cổ chân, ngón chân… đối xứng hai bên khớp, sưng đau, kìm hãm vận động, ít nóng đỏ,… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị biến dạng khớp, mất vận động ở các khớp viêm, thậm chí dẫn tới tàn phế.
Nguyên nhân gây bệnh bệnh viêm khớp dạng thấp
Tuổi tác: ít khi xuất hiện ở tuổi dưới 30 theo số liệu thống kê 60%-70% gặp ở người trên tuổi 30
Phái tính: Phụ nữ thường bị viêm khớp nhiều hơn đàn ông 70%-80% bệnh nhân là nữ
Di truyền: Đôi khi vì di truyền các khớp xương biến dạng hoặc thiếu sụn bọc thông thường 60%-70% bệnh nhân là do yếu tố này.
Chấn thương tại khớp xương do tai nạn
Chứng mập phì: Càng nặng thì các khớp xương càng chịu một trọng lượng cao hơn, như đầu gối, hông
Những chứng bệnh khác ảnh hưởng đến xương và khớp xương : như thống phong (gout), viêm đa khớp dạng thấp.
Diễn biến của bệnh viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng của viêm khớp
+ Cứng khớp: Làm hạn chế sự vận động của các khớp, xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, thường kéo dài trên 1 giờ trước khi cảm thấy các khớp mềm ra.
+ Sưng khớp: Có thể có tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên.
+ Nóng: Vùng da của khớp viêm có thể ấm hơn vùng da xung quanh.
+ Đỏ: Da vùng khớp viêm có thể có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da xung quanh.
+ Đau: Hiện tượng viêm làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn, từ đó gây ra đau các khớp bị viêm.
Các triệu chứng toàn thân
+ Mệt mỏi.
+ Trì trệ, suy nhược.
+ Chán ăn, có thể dẫn đến sự sụt kí.
+ Đau nhức mỏi cơ toàn thân.
Các triệu chứng ở các cơ quan khác
+ “Nốt thấp”, có thể sờ thấy dưới da, thường ở khớp khuỷu, đôi khi rất đau.
+ Người bệnh có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng, nhưng khi mà nhịp thở ngắn lại là lúc cần phải điều trị.
+ Có thể ảnh hưởng lên thanh quản gây khàn giọng.
+ Người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim, thường không có triệu chứng nhưng khi có triệu chứng thường là nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực. Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
+ Khoảng dưới 5% số người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ở mắt, bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt
Khi trời lạnh, ẩm khiến tình trạng bệnh của những người bị khớp trở nên nặng hơn.
Những cách dưới đây có thể giúp bạn làm dịu cơn đau và phòng bệnh và điều trị viêm khớp
Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp.
Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm giảm đau, giảm sưng.Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
Hoặc có thể ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 – 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau và phòng bệnh đau khớp cổ chân.
Dầu Bạc Hà
Lâu nay, dầu bạc hà thường được sử dụng với mục đích làm dịu và chữa trị lành vết thương. Xoa dầu bạc hà quanh khớp xương sẽ giảm hẳn cơn đau và cứng khớp với những người mắc bệnh viêm khớp một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Bên cạnh đó, dầu bạc hà có mùi rất thơm.
Vitamin D
Hấp thu ánh nắng mặt trời rất có lợi cho những ai mắc chứng viêm khớp dạng thấp. Thiếu vitamin D gây ra nhiều chứng bệnh và vấn đề về sức khỏe, trong đó có cả viêm khớp dạng thấp. Hơn thế nữa, người ta chứng minh được rằng Vitamin D có thể làm dịu đi những cơn đau cơ-xương mãn tính. Vậy nhưng các loại thuốc bác sĩ thường cắt cho người bệnh lại có tác dụng loại bỏ bớt Vitamin D trong người. Tắm nắng 15 phút mỗi ngày là tất cả những gì bạn cần để điều trị viêm khớp dạng thấp theo cách tự nhiên. Uống các viên bổ trợ tăng Vitamin D hoặc ăn nhiều thực phẩm có chứa Vitamin D cũng là phương pháp tốt để tăng hàm lượng Vitamin D.
Gia vị
Đây có lẽ là thứ đơn giản nhất bạn cần làm để đối phó với chứng viêm khớp dạng thấp. Các loại gia vị như gừng, nghệ có tính chất giảm đau tương tự như aspirin và ibuprofen. Nghệ tươi là một loại loại thảo dược truyền thống vùng Ayuverda thuộc Ấn Độ từ lâu đã được đưa vào sử dụng do có chất cucumin, cực kỳ hiệu quả đối với những người mắc chứng bệnh về khớp. Tinh chất từ nghệ có khả năng làm giảm nỗi đau viêm thấp khớp theo cách tự nhiên nhất.
Dứa
Dứa và nước ép dứa chứa enzim bromelian có thể giảm triệu chứng sưng khớp dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Loại quả này chứa nhiều Vitamin C, người bệnh có thể đối phó với viêm khớp dạng thấp một phương pháp ngon lành và tự nhiên. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên ăn dứa ngày một lần và nên ăn càng tươi càng tốt. Do các chất enzim có thể bị phá hủy trong quá trình đóng hộp.
Các loại thực phẩm người bị viêm khớp cần tránh
Thực phẩm có thể có tác động tiêu cực và tích cực đối với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Khi mắc chứng bệnh này, bệnh nhân nên tránh xa các loại thực phẩm như đồ chiên rán, thịt đỏ, rượu, đồ ăn có đường, các thực phẩm đã trải qua quá trình quy trình xử lý vì chúng có thể kích phát chứng viêm khớp. Những loại thực phẩm trên có chứa các loại hóa chất có thể kích viêm, làm suy yếu hệ miễn dịch và suy giảm sức khỏe. Vậy nên, bạn hãy loại bỏ những thực phẩm có vấn đề đó khỏi thực đơn của mình.
Một trong điểm tuyệt nhất của các phương pháp tự nhiên chữa trị bệnh viêm khớp là bạn có nhiều lựa chọn và các lựa chọn đó không những trị chứng viêm khớp, mà còn cải thiện sức khỏe của bạn rất nhiều. Tất nhiên, bên cạnh phương pháp tự nhiên, người bệnh cũng vẫn phải uống thuốc theo các liệu trình trị liệu của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Sưu tầm bởi PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia