Chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Phương pháp chữa trị đau nhức xương khớp

Theo thống kê của ngành Xương khớp Việt Nam hiện nay tỉ lệ người mắc các chứng bệnh về xương khớp chiếm 35% dân số, trong đó lứa tuổi từ 50 đến 70 chiếm 70%.Tỉ lệ bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh về xương khớp gia tăng trong những năm gần đây và có xu hướng trẻ hóa. Nhiều học sinh, sinh viên đã phải chịu những cơn đau khớp ở cổ tay, vai gáy… khi họ say sưa với máy tính, điện thoại di động.

Triệu chứng của đau nhức xương khớp

Các bệnh về xương khớp xảy ra khi sụn đệm các đầu xương trong khớp ngày càng bị bào mòn theo thời gian do lượng dịch khớp cạn kiệt, các lớp sụn này chà xát trực tiếp lên nhau khi vận động gây đau. Khi bề mặt nhẵn mịn của sụn khớp trở nên thô ráp , gây kích ứng.

 chua-dau-nhuc-xuong-khop

 

Cuối cùng nếu sụn khớp này xẹp xuống hoàn toàn có thể xương trên xương – đầu xương trở nên hư hỏng và các khớp xương trở nên đau đớn nhiều hơn. Giai đoạn sau của các bệnh xương khớp sẽ hình thành các gai xương, gây chèn ép các dây thần kinh, gây đau đầu, tê nhức tứ chi.

 

Biến chứng của bệnh xương khớp

Đau nhức xương khớp có thế gây tàn phế. Cứ 100 bệnh nhân xương khớp thì đến 70 trường hợp bị diễn tiến nặng, 10 người có thể mất khả năng vận động. Khi mới bị đau khớp, do chỉ xuất hiện đơn lẻ ở 1 vị trí nào đó như ngón tay, ngón chân hay thắt lưng nên người bệnh thường “đổ” cho các nguyên nhân do ngoại cảnh, sau đó tự dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm… và chỉ khi đau không chịu nổi, họ mới tìm tới bệnh viện

Mùa đông với kiểu thời tiết khô hanh lạnh lẽo cũng là thời điểm các bệnh viêm khớp bùng phát mạnh gây ra những cơn đau dữ dội, dai dẳng, sưng tấy tại các khớp, đau cột sống thắt lưng … ảnh hưởng nghiêm trọng tới chế độ sinh hoạt của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân không tìm ra được cách chữa trị trị đúng thì bệnh phát triển càng ngày càng nặng hơn sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như biến dạng xương, thoái hóa xương khớp, thậm chí có thể gây ung thư xương, gây tàn phế. Người bệnh cảm giác chân, tay tê buốt, đau nhức lưng, đầu gối, bàn tay, ngón tay khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cảm thấy buồn phiền.

 

chua-dau-nhuc-xuong-khop

Một số trường hợp đau tức ngực do đau dây thần kinh liên sườn bởi thoái hóa cột sống lưng làm cho người bệnh nhầm tưởng mắc bệnh tim mạch (thiểu năng mạch vành) hoặc bệnh phổi nên càng hoang mang, lo lắng.

Điều đáng nói là càng bị đau nhức xương, khớp thì người bệnh càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động và bệnh càng ngày càng nặng thêm

Bí quyết phòng tránh bệnh về  xương khớp

– Bệnh nhân phải thường xuyên vận động để giúp khí huyết lưu thông dễ dàng và giúp cơ bắp rắn chắc, giúp xương đỡ quá tải “gồng gánh”. Để bảo vệ xương khớp, cần vận động hợp lý, không đứng lâu, ngồi lâu… Khi ngồi hoặc đứng nên giữ dáng thẳng, không gù, cong vẹo… 

– Đối với việc chữa trị đau nhức xương khớp, khi trời lạnh, người bệnh cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay, hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, mưa phùn. Những người bị gout cần phải bỏ hẳn rượu, bia và hạn chế các món ăn giàu đạm, giàu chất béo. Bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp xoa dịu cơn đau nhức xương khớp, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp như cá hồi, bắp cải, cà chua, ngũ cốc nguyên hạt…

-Theo các chuyên gia y tế, bệnh xương khớp nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn ngừa các tổn thương không hồi phục tại khớp. Người dân cần duy trì thói quen tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng khi bước qua tuổi 30, lúc hệ xương khớp bắt đầu lão hóa. Các chất dinh dưỡng như ngũ cốc, hải sản, sữa… đều rất tốt cho xương khớp. Đặc biệt, cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ như ngồi lâu, ít vận động, mê mải với máy tính, điện thoại

 

Theo Tây Y

Các thuốc Tây thường được sử dụng để chữa trị đau nhức xương khớp gồm các thuốc giảm đau, chống viêm: Korulac, Paracetamol, Diclofenac, Arcoxia, Bonlutin, Artrodar, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid, Voltaren, Mobic …hoặc có thể dùng hỗn hợp: Hydrocortisol, Novacain, Vitamin B12 ( được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp đau) và phải tuân thủ chặt chẽ theo đơn kê của bác sĩ.

chua-dau-nhuc-xuong-khop

Những thuốc này chống chỉ định với các bệnh nhân bị bệnh dạ dày, tá tràng, suy thận. Chính vì điều này trong các đơn thuốc chữa trị đau nhức xương khớp thường kèm theo nhóm thuốc về đường tiêu hóa, bao dạ dày như: Medoprazole, Salazopyrine, Borini-K.

Theo đông y
 

Các bệnh liên quan đến xương khớp dù có sưng, nóng, đỏ, hay chỉ tê mỏi, nặng, ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là phong thấp.
 
Nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp là do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây sưng đau hoặc tê mỏi, nặng ở một khu vực xương khớp hoặc toàn thân. Một số khác thì do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các cân mạch, gây thoái hóa xương khớp và đau.
Vì vậy khi chữa trị các bệnh đau nhức xương khớp các phương pháp chữa trị đều phải nhằm lưu thông khí huyết ở cân cơ xương đưa tà khi ra ngoài bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp.

 

 

Nguồn: sưu tầm bởi Dược Phẩm PQA

 

 

 


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN