Bí quyết cho trẻ hay nôn trớ

Giải pháp hiệu quả cho trẻ hay nôn trớ

Nôn trớ là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ thì biểu hiện nôn trớ càng nhiều. Đó chính là tình trạng các chất chứa đựng trong dạ dày (như thức ăn, dịch dạ dày, dịch mật…) bị tống ra ngoài theo đường miệng.

Ở trẻ sơ sinh, có tới 20 – 50% trẻ hay nôn trớ sau ăn và thường tự khỏi khi bé 6 – 12 tháng tuổi. Nôn trớ còn hay gặp trong nhiều bệnh khác nhau của trẻ nhỏ. Nôn trớ làm rối loạn chất điện giải và nước, gây tổn hại đến sức khỏe trẻ, vì thế cần cho trẻ đi khám, tìm nguyên nhân và được xử trí kịp thời.

Biện pháp khắc phục hiện tượng nôn chớ

Với em bé còn bú mẹ: Bạn nên cho bú bên trái trước (vì bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển bé sang bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược ra ngoài.

 

tre-non-tro

 

Bạn cũng không nên cho bé bú quá lâu, trung bình 10 phút cho vú thứ nhất và 20 phút cho vú thứ hai, bú trên 30 phút không có lợi cho bé (nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm bú/nghiền vú, chênh lệch thời gian bú).

Sau khi bú, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.

Với em bé còn bú bình: Nếu bé của bạn có bú bình thì luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa như thế bé có thể bị trớ ngược ra ngoài sau khi bú xong để đẩy không khí ra.

tre-non-tro

Lưu ý khi cho bé bú mẹ hoặc bú bình: Khi cho bé bú, bạn không nên để bé quấy khóc vì như vậy, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày.

Ngoài ra, bạn cũng không nên để bé nằm bú vì tư thế này khiến bé rất dễ bị sặc và trớ sữa. Sau khi bé bú, không nên đặt bé nằm ngay, cũng không đùa nghịch.

Chế độ ăn cho trẻ nôn trớ

Có thể cho trẻ uống thêm kẽm, vì thiếu kẽm cũng là nguyên nhân nôn trớ và biếng ăn của trẻ. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị thích hợp.

Nên tập cho cháu ăn nhiều hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ. Có thể xay các loại hoa quả ngọt như na, nhãn, xoài, chuối… trộn vào sữa chua cho trẻ ăn.

Hạn chế đồ ăn thức uống có tính hàn lạnh cho trẻ

Bí quyết cho trẻ hay nôn trớ dành cho các bà mẹ 

Theo y học cổ truyền thì trẻ hay nôn trớ là do hàn lạnh, do gió lạnh, bị lạnh bụng, bú sữa lạnh làm khí nghịch nên gây ra nôn trớ. Ông bố bà mẹ sử dụng các loại thuốc tân dược cho con uống nhưng không biết được về tác dụng phụ của nó như: ức chế hệ thần kinh trung ương làm cho trí não chậm phát triển, giãn đồng tử, loạn thị, chậm chạp, nói chậm.

 

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN