Yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản thường gặp ở trẻ em
Yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản ở trẻ emĐinh nghĩa
Bệnh hen phế quản còn được gọi là bệnh suyễn – Hen phế quản là tình trạng các phế quản nhỏ bị hẹp do viêm nhiễm mãn tính khi các phế quản nhỏ bị hẹp, không khí qua đó khó khăn vì:
- Co thắt của các cơ ở thành phế quản.
- Sưng và phù nề lớp niêm mạc của phế quản.
- Tiết nhiều chất nhầy vào trong lòng các phế quản
Ngoài ra còn có sự tăng quá mức của tính đáp ứng của phế quản với nhiều yếu tố gây khởi phát cơn hen phế quản. Các đường thở trở thành dễ bị kích thích quá mức và đáp ứng quá mức với một loạt các yếu tố khởi phát cơn hen phế quản: bụi nhà, mạt, phấn hoa, khói thuốc lá, các chất gây kích thích.
Dịch tễ học
Hen phế quản là một bệnh mãn tính tương đối phổ biến trên thế giới! Theo số liệu thống kê, số người mắc bệnh hen phế quản trên thế giới hiện nay đã lên tới trên 200 triệu người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh hen phế quản ngày càng có xu hướng gia tăng trên thế giới xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em chiếm đa số so với người lớn, tỉ lệ 2/1.
Tại Việt Nam tỷ lệ người dân bị hen phế quản chiếm 3,9% , trong đó đặc biệt ở trẻ em là 3,2%. Tại thành phố Hồ Chí Minh nơi được mệnh danh là thủ đô của bệnh hen phế quản tại Đông Nam Á trung bình cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị các vấn đề về hô hấp. Mỗi năm tổng số giờ nghỉ học của trẻ do bệnh ước tính nên đến 10.000.
Cùng với sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản, số người tỷ vong do hen phế quản cũng tăng lên. Hen phế quản cũng là nguyên nhân nhập viện phổ biến nhất ở trẻ em hiện nay. Phí tổn xã hội gây ra bởi hen phế quản cũng tăng cao bao gồm các chi phí điều trị trực tiếp như xét nghiệm, tiền thuốc và các chi phí gián tiếp như phải nghỉ việc, nghỉ học, giảm năng suất lao động…
Các yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế ở trẻ em
Những virus đường hô hấp.
– Do hít phải những mùi khó chịu như thuốc lá, thuốc lào, bếp than.
– Hít phải những loại bụi gây dị ứng như phấn hoa, lông súc vật, bụi môi trường.
– Do gắng sức quá mức.
– Do thay đổi thời tiết, gặp không khí lạnh: Ở nước ta, yếu tố gây hen suyễn nhiều nhất ở cả người lớn và trẻ em là thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh. Ở miền Bắc thì càng rõ, mỗi đợt gió mùa Đông Bắc kéo về, khi trên đài, báo chưa nói gì thì các bệnh nhân hen suyễn đã kéo cò cưa rồi, vì thế người ta hay đùa những người hen phế quản là máy dự báo thời tiết (cực kỳ nhạy với lạnh).
1. Yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản
– Tuổi: 80-90% số trẻ em hen phế quản xuất hiện triệu chứng hen trước 5 tuổi. Hen phế quản có thể khỏi hoặc giảm nhẹ ở tuổi dậy thì.
– Giới: cả hai giới, theo lứa tuổi tỷ lệ mắc hen phế quản ở hai giới có khác nhau. Trước tuổi dậy thì hen gặp nhiều ở trẻ trai, đến tuổi thanh niên và trưởng thành tỷ lệ hen phế quản là ngang nhau ở 2 giới.
– Yếu tố cơ địa atopy: Những trẻ có cơ địa dị ứng như chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm xoang dị ứng có tỷ lệ bị hen phế quản cao hơn những trẻ không có cơ địa dị ứng hoặc bệnh dị ứng.
– Yếu tố gia đình: Tiền sử mắc các bệnh dị ứng của cha mẹ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ. Trong gia đình có mẹ hoặc bố bị hen phế quản thì nguy cơ con bị hen phế quản là 25-30%, nếu cả cha và mẹ đều bị hen phế quản thì nguy cơ con bị hen phế quản là 50-60%.
– Yếu tố thần kinh, nội tiết: Những trẻ hay bị xúc động mạnh, tình trạng lo lắng, sợ hãi, suy nhược, tăng cảm giác thường dễ gây khởi phát cơn hen.
– Địa dư: Tùy theo hoàn cảnh địa lý, khí hậu môi trường mà tỷ lệ hen có khác nhau ở mỗi nước, mỗi vùng lục địa.
– Các yếu tố khác: Trẻ có tiền sử đẻ non, loạn sản phổi, bệnh hô hấp tái diễn nhiều lần trước 2 tuổi, tình trạng béo phì là những yếu tố nguy cơ gây hen phế quản.
2. Một số yếu tố gây kích phát cơn hen cấp
– Sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp (thường sau nhiễm virút, mycoplasma).
– Sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng (các dị nguyên thường gặp: bụi nhà, mạt nhà, phấn hoa, thức ăn, kháng sinh…).
– Thể hen do vận động.
– Thay đổi thời tiết.
– Không rõ nguyên nhân
Xử trí thế nào khi trẻ lên cơn hen?
Khi tiếp xúc với những yếu tố nguy của bệnh hen phế quản ở trẻ em, cần cho trẻ ra chỗ thoáng khí, không khí trong lành; cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở.
Làm thế nào để phòng bệnh, tránh làm bệnh nặng thêm?
Cần tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen: Trong phòng ngủ của trẻ không dùng thảm, không nuôi súc vật, không hút thuốc lá, không để hoa tươi; không cho trẻ dùng các đồ chơi làm từ bông, lông, sợi, tránh xa phấn hoa… Cần giữ nơi ở thoáng mát. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm công nghiệp có các chất bảo quản, các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển…
Hen phế quản không di truyền, thông thường, cha mẹ chỉ di truyền cho con yếu tố cơ địa dễ mắc hen. Do vậy, cần tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen như đã nói ở trên. Cần phải theo dõi trẻ để phát hiện xem những loại thức ăn nào, những loại trái cây hay hoa nào… hay làm cho trẻ phát sinh cơn ho hen để kiêng, tránh xa
Sử dụng đông y điều trị nguyên nhân gây hen
Bài thưốc ma hoàng thang được ghi trong tài liệu y văn cổ được lưu truyền từ hàng nghìn năm trước cho đến ngày nay. sự tồn tại của nó là bằng chứng về hiệu lực và tác dụng trị bệnh. Bài thuốc đông y được sản xuất dựa trên bài thuốc ma hoàng thang là món quà đặc biệt dành cho bệnh nhân hen. không chỉ sử dụng cho người bị hen mà còn dùng được cho người bị ho, ho lâu ngày, khó thở, thở khò khè. Gồm các vị thuốc như: ma hoàng, quế chi, khổ hạnh nhân, cam thảo có tác dụng giải cảm hàn, thông phế, bình suyễn điều trị nguyên nhân gây bệnh hen. Do hoàn toàn sẩn xuất từ thảo dược thiên nhiên.
PQA dùng cho trẻ em hen trị dứt điểm cơn hen ở trẻ
Sưu tầm bởi PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia