Cách chữa trị hen phế quản người lớn
Tầm quan trọng của việc kiểm soát cơn hen ở nguời lớn.
Hen phế quản là bệnh mạn tính thường gặp nhất. Tỷ lệ lưu hành ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hen là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh phải đến khám và điều trị nhiều lần ở các cơ sở y tế. Trong khi đó nếu hiểu biết và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh của mình.Nhiều thầy thuốc và bệnh nhân chỉ chú trọng điều trị cơn hen (khi tái phát hoặc khởi phát) chứ chưa chú ý tới điều trị và kiểm soát bệnh hen.
Dịch tễ
Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc hen trung bình là 3,9% dân số, tương đương với 4 triệu người mắc. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nguời lớn sức khỏe yếu và người cao tuổi. Đặc biệt chú ý tới người cao tuổi vì họ còn mắc một số bệnh khác cũng gây khó thở như bệnh tim, giãn phế quản, khí phế thũng, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Theo GS.TSKH Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Việt Nam cho biết, bệnh hen đã khiến 25% số bệnh nhân (BN) phải nhập viện, 42% số trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Mỗi năm 3.000 người chết do hen, các trường hợp tử vong do hen thường là do BN không thể qua khỏi cơn hen phế quản (hay đợt cấp của hen). Vì vậy, việc xử trí cơn hen phế quản cấp là hết sức quan trọng nhằm giúp bệnh nhân tránh những rủi ro đáng tiếc.
Định nghĩa:
Hen phế quản hay còn gọi là bệnh hen suyễn, là bệnh ở đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy làm cho bệnh nhân khó khè, khó thở, tức ngực …
Nguyên nhân bùng phát cơn hen:
Ở người lớn, đặc biệt là người có sức khỏe yếu, người cao tuổi lại càng dễ mắc bệnh hen phế quản do mọi chức năng của cơ thể đã bắt đầu hoặc đã suy giảm, trong đó chức năng miễn dịch suy giảm rõ rệt.
+ Người lớn hen thường dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, dễ bị kích ứng với tác nhân lạ (bụi bẩn, khói thuốc, khói bếp, lông chó, mèo), hoặc một số ký sinh trùng (mạt, mò, nấm mốc…). Do đó các cơn hen càng dễ tái phát.
+ Một số thực phẩm cũng có thể kích thích gây nên cơn hen suyễn hoặc làm cho bệnh hen suyễn nặng (tôm, cua, mắm tôm, trứng vịt lộn).
+ Tác dụng phụ của một số thuốc (thuốc điều trị bệnh về khớp loại không steroid như diclofenac, piroxicam, indomethacin, tilcotil…; thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp loại chẹn bêta (atenolol) cũng gây bệnh hen hoặc làm cho bệnh hen nặng thêm.
+ Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ cao làm xuất hiện cơn hen hoặc làm cho cơn hen nặng thêm là thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột), viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đỉa, bệnh chàm, hút thuốc lá, thuốc lào…
Những dấu hiệu báo trước:
Cơn hen phế quản là một đợt ho, khò khè, khó thở hay đau tức ngực hoặc kết hợp các biểu hiện này, xuất hiện đột ngột hoặc xảy ra sau một yếu tố kích thích. Cơn hen phế quản thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi BN gặp các yếu tố kích thích (các yếu tố khởi phát hen). Hầu hết các cơn hen phế quản xảy ra ngắn. Nhưng cơn hen phế quản nặng không xử trí kịp thời có thể gây tử vong.
Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi… Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi BN hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh. Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ, các triệu chứng nặng hơn như: đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu chi. Tình trạng trên nếu kéo dài, BN sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức… có thể tử vong.
Triệu chứng của hen phế quản:
– Khó thở, thở nhanh, thở gắng sức thường xảy ra vào ban đêm.
– Thở khò khè, có thể nghe tiếng rít khi thở ra.
– Ho từng cơn, ho kéo dài dai dẳng nhiều vào ban đêm và sáng sớm. Sau cơn ho có thể khạc ra một ít đàm trắng.
– Cảm giác thấy nặng ngực.
Biến chứng:
Biến chứng của bệnh hen phế quản khá nặng nề, có thể gây nên xẹp phổi, nhiễm khuẩn, giãn phế nang đa tiểu thùy, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não….Nếu bệnh được phát hiện sớm và được điều trị dự phòng hiệu quả thì sẽ làm giảm đáng kể tần suất hen khi lớn, nhất là các thể hen nặng.
Cách chữa trị hen phế quản người lớn
Cần chú ý phát hiện dị nguyên của từng bệnh nhân và tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó, ví dụ: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh tiếp xúc với bụi khói, đặc biệt là khói thuốc lá.
Dùng các thuốc dự phòng nhóm corticoide như Seretide … dạng xịt. Khi lên cơn hen thì dùng thuốc cắt cơn thuộc nhóm beta 2 Adrenergic dạng xịt hoặc khí dung.
Để dự phòng lâu dài và an toàn cho sức khỏe của mình, bạn còn có thể tham khảo các bài thuốc Đông y điều trị hen đã được cổ phương sử dụng rất nhiều, một trong số đó là bài Ma hoàng thang. Sau đó kết hợp cùng sự nghiên cứu, tìm hiểu kĩ lưỡng, hội đồng khoa học của Công ty Dược PQA đã ứng dụng sản xuất thành công bài thuốc Thang ma- Hạnh – Thạch – Cam gia vị. Mọi tinh hoa của bài thuốc đều được chắt lọc trong Bài thuốc đông y chữa trị hen cho người lớn– có tác dụng rất tốt cho người hen suyễn. Đây cũng là cách chữa trị hen phế quản người lớn đã được rất nhiều người sử dụng.
PGS. Tiến sỹ: Phùng Hoà Bình – Trưởng bộ môn dược học Hà nội tư vấn điều trị hen suyễn dùng Siro PQA
Siro PQA dùng cho trẻ em hen Siro PQA dùng cho người lớn hen
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA: 0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 - 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia Chat facebook với Chuyên gia
Lời khuyên của bác sĩ
Người hen cố gắng không để mắc các bệnh về đường hô hấp. Muốn vậy, cần vệ sinh răng miệng thật tốt. Khi có nghi ngờ mắc bệnh đường hô hấp, nhất là những người có cơ địa dị ứng, cần phải đi khám bệnh ngay và điều trị , tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Những người đã mắc bệnh hen ngoài điều trị bệnh khi lên cơn hen, việc điều trị dự phòng là hết sức quan trọng nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc nặng thêm.
Người bệnh hen suyễn nên đi khám bệnh định kỳ hoặc được bác sĩ theo dõi sát sao. Khi người cao tuổi lên cơn hen cấp, cần khẩn trương đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh để xảy ra sự cố không mong muốn. Để tránh mắc bệnh hen hoặc cơn hen không tái phát, người bệnh cần được ở trong nhà thoáng mát, không có khói, bụi; không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ cao gây hen suyễn hoặc làm cho bệnh nặng thêm như: tôm, cua, ốc… Không nên nuôi chó, mèo trong nhà khi có người mắc bệnh hen suyễn. Tập thể dục đều đặn hàng ngày, đặc biệt là vươn vai và tập hít thở thật sâu cũng là một biện pháp phòng bệnh hen và cải thiện cuộc sống.
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia