Bệnh còi xương ở trẻ, thiếu chiều cao ở trẻ em

Tìm hiều về bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em

Bệnh còi xương là căn bệnh phổ biến ở trẻ, tỉ lệ còi xương chiếm từ 9 – 10% ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh này rất là nguy hiểm và gây nhiều biến chứng về sau. Vì thế việc để nhận biết trẻ có bị còi xương hay không để có biện pháp điều trị kịp thời là một vấn đề rất cần thiết. Trong bài viết này Chuyên gia tư vấn Dược phẩm PQA sẽ giúp các bà mẹ hiểu thêm về dấu hiệu nhận biết bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ.

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng là một bệnh hay hai bệnh?

Nhiều bà mẹ có chung 1 suy nghĩ là còi xương và suy dinh dưỡng là 1. Và cứ thấy trẻ thấp bé nhẹ cân hơn bình thường thì bảo trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng. Nhưng 2 vấn đề này là hoàn toàn khác nhau. Cũng có thể có trẻ bị còi xương nhưng lại không bị suy dinh dưỡng và ngược lại có trẻ bị suy dinh dưỡng nhưng lại không còi xương. Và cũng có 1 số trẻ bị cả còi xương lẫn suy dinh dưỡng.

Tại sao có những bé còi cọc, nhỏ bé thì lại không bị còi xương. Trên thực tế có nhiều bé thấp bé, nhưng lại rất nhanh nhẹn, biết lẫy biết bò theo đúng cữ 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, thậm trí 9 tháng đã biết đứng biết đi nhưng cứ thấp bé như vậy.Thì suy dinh dưỡng khác còi xương ở chỗ. Suy dinh dưỡng người ta chuẩn đoán dựa vào chỉ số nhân chắc tức là cân nặng và chiều cao. Nếu như trẻ thiếu cân nặng và chiều cao so với chỉ số cân nặng của tổ chức y tế thế giới ở 1 ngưỡng nào đó thì chúng ta gọi là suy dinh dưỡng nhưng cháu lại không bị còi xương vì chúng tôi gặp nhiều bé, bé xíu thôi ví dụ chỉ 9 – 10 tháng thôi thậm trí chỉ 6 – 7 cân nhưng chạy rất là nhanh, răng thì mọc đầy đủ, ngủ thì vẫn ngon lành thì những cháu này chỉ bị suy dinh dưỡng chứ không còi xương.

Có những bé vì bị còi xương từ trước sau đó dẫn đến trẻ biếng ăn, dẫn đến chậm phát triển chiều cao thì có thể trẻ bị kèm theo cả còi xương và suy dinh dưỡng.

Trên thực tế bệnh còi xương và suy dinh dưỡng là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau chứ không phải là một. Theo thói quen thì người Việt nam hay đọc tên 2 bệnh đi liền với nhau. Thường thì trẻ bị bệnh còi xương trước sau đó mới trẻ bị suy dinh dưỡng.

Bệnh còi xương là gì?

Bạn đang tự hỏi tại sao trẻ vẫn bụ bẫm, ăn ngủ tốt không suy dinh dưỡng nhưng sao vẫn bị còi xương?. Mặt khác nhiều trẻ còi cọc suy dinh dưỡng thì lại không mắc bệnh còi xương?

Thực ra theo quan niệm của người Việt Nam hiểu theo ngôn từ Việt thì bệnh còi xương, chúng ta thấy có từ “Còi” vì vậy các bà mẹ nghĩ rằng trẻ phải nhẹ cân, còi cọc thì mới bị còi xương nhưng lại hoàn toàn không đúng. Trên thực tế Chuyên gia tư vấn của chúng tôi đã gặp rất nhiều cháu béo, bụ bẫm, thậm trí thừa cân béo phì nhưng vẫn bị còi xương.

Thường thường chúng tôi hay chuẩn đoán còi xương thì bụ bẫm. Trên thực tế thì nhiều cháu thừa cân vẫn bị bệnh còi xương, nhiều cháu đã lớn rồi, ở giai đoạn 9 – 10 tuổi rồi nhưng khi đi xét nghiệm máu vẫn thiếu vitamin D, thiếu canxi và những chất dinh dưỡng khác.

Vậy bệnh còi xương là gì?: Bệnh còi xương, đúng theo chuyên môn chúng tôi là bệnh bị mềm xương, nhũn xương. Trẻ thiếu vitamin D dẫn đến không hấp thu được canxi và thiếu các chất vitamin khác làm cho mặt độ xương giảm xuống và dẫn đến xương bị mềm. Đối với người lớn chúng ta gọi là bệnh loãng xương còn đối với trẻ em gọi là bệnh mềm xương. Và chính những hiện tượng mềm xương này nó dẫn đến những biến dạng ở xương.

Như vậy bệnh còi xương là bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng. Hàng đầu đó là trẻ thiếu vitamin D dẫn đến thiếu canxi và vitamin K2 rồi thiếu một số vi chất dinh dưỡng khác. Do thiếu vitamin D nên dẫn đến những dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh còi xương trẻ có những dối loạn về giấc ngủ, rối loạn về hệ thần kinh thực vật. Ra nhiều mồ hôi, rụng tóc, đặc biệt khi xương mềm như vậy thì rất dễ bị biến dạng ở xương.

Tại sao trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương: Nếu như ở cháu nào càng phát triển nhanh về chiều cao, càng to béo thì nhu cầu vi chất dinh dưỡng ở trẻ sẽ cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Đây là lý do tại sao những trẻ bụ bẫm, cao giáo vẫn có thể bị còi xương.

Khi trẻ bị còi xương mà không được điều trị kịp thời thì ảnh hưởng như thế nào đến xương của trẻ?

Bệnh còi xương là bệnh rất hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi bởi vì chúng ta hiểu nguyên nhân chính dẫn đến bệnh còi xương là do thiếu vitamin D. Mà vitamin D là vitamin duy nhất có trong thức ăn. Chủ yếu ở dưới da có rất nhiều tiền vitamin D, dưới tác động của ánh nắng mặt trời chiếu vào thì tiền vitamin D này được chuyển hoá thành vitamin D. Lúc đó có hấp thu vitamin D thì mới đưa vitamin D vào cơ thể của em bé.

Những cháu nhỏ thường bị còi xương bởi vì những cháu này ít được ra nắng hơn. Thường nhất là những cháu mà gia đình kiêng khem quá mức thậm trí 1 tuổi còn chưa được ra ngoài bao giờ. Còn trẻ trên 3 tuổi thì lúc này trẻ đã lớn rồi, sức đề kháng cũng đã tốt, được bố mẹ cho ra ngoài chơi nhiều hơn thì khả năng trẻ bị còi xương cũng giảm đi chứ không phải sẽ không gặp bệnh còi xương ở trẻ lứa tuổi này.

coi-xuong-o-tre-em

Bệnh còi xương tuy không nguy hại đến tính mạng, nhưng sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của các bé sau này. Ví dụ những trẻ bụ bẫm nhưng lại chậm biết lẫy, chậm biết bò. Chính vì ít vận động càng làm cho tình trạng thừa cân của bé tăng lên. Nhiều cháu điều trị không kịp thời thì để lại di chứng ở xương vĩnh viễn không bao giờ có thể chữa khỏi được nữa.

Ví dụ bệnh còi xương ở giai đoạn sớm, mới ở giai đoạn đầu của rối loạn hệ thần kinh thực vật mà bố mẹ cho con đi khám ngay và điều trị kịp thời sau không để lại di chứng gì hết, trẻ phát triển lại bình thường. Nhưng nếu chúng ta không điều trị kịp thời thì để đến lúc cháu bị những biến dạng ở xương như đầu bẹp, chán dô, đặc biệt có những cháu lồng ngực bị dô ức gà rồi lồng ngực lép vào. Có những bé bị hẹp xương chậu, bé xương chậu ở những cháu gái có thể ảnh hưởng đến việc sinh đẻ sau này.

Đặc biệt con trai các bậc phụ huynh muốn con phải cao, vượm ngực vạm vỡ, đẹp. Con gái thì mong con có đôi chân thẳng dài nhưng nếu để cháu bị còi xương thì cháu sẽ bị cong chân, chân vồng kiềng, chân chữ X, chân chữ O. Con trai đã xấu rồi thì con gái còn xấu hơn. Bởi vì những bé gái lớn lên có nhu cầu mặc quần Jean, mặc váy mà để đôi chân cong, khồng khèo, đầu gối củ lạc thật là xấu

Trẻ-sơ-sinh-rụng-tóc

Thậm chí nhiều trẻ bị lõm lồng ngực dẫn đến trẻ rất dễ bị viêm phổi, ảnh hưởng lớn đến chức năng hô hấp của trẻ. Quan trọng là những trẻ còi xương thì lớn lên sẽ bị ảnh hưởng đến chiều cao. Có muốn cao nhưng bị di chứng sau này cũng không cao được.

Quan trọng nữa là nó làm ảnh hưởng mãi mãi đến sức khoẻ sau này về sau của trẻ. Những cháu nào bị còi xương hồi bé thì sau này khi về già nguy cơ bị loãng xương sẽ cao hơn.

Như vậy rõ ràng bệnh còi xương không nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến thể lực, ảnh hưởng rất nhiều đến hình dáng, ảnh hưởng rất nhiều đến chiều cao bộ xương sau này. Vì vậy nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời để cho bé những di chứng như trên thì sau này những mong muốn về sự phát triển của trẻ khó có thể đạt được.

Cha mẹ phải làm cách nào để phát hiện sớm bệnh còi xương ở trẻ. Thực sự vấn đề này các bậc cha mẹ vẫn chưa được hiểu rõ

Thực ra bệnh còi xương ở trẻ em nếu chúng ta để ý một chút thì chúng ta phát hiện rất là dễ dàng. Hiện nay có rất nhiều ông bố bà mẹ đưa con đi khám ở các cơ quan dinh dưỡng, viện dinh dưỡng, đến một cái là cũng có thể chuẩn đoán trẻ bị còi xương bởi sao. Chúng tôi đã gặp nhiều bà mẹ gọi điện đến để nhờ tư vấn khi hỏi tại sao lại cần tư vấn thì bảo rằng em sợ rằng cháu bị còi xương. Vì vậy tôi có thể nói rằng có những ông bố bà mẹ đã biết những dấu hiệu của bệnh còi xương.

Tuy nhiên chúng ta cần phải phát hiện sớm, và quan trọng hơn nữa chúng ta cần phải biết phòng bệnh như thế nào bởi vì bệnh còi xương nếu chúng ta chuẩn đoán nhận biết sớm thì chúng ta có thể phòng ngừa rất dễ dàng. Và phát hiện sớm thì việc điều trị sớm sẽ không để lại di chứng gì cho em bé.

Những dấu hiệu sớm nào chứng tỏ trẻ bị còi xương?

dau-hieu-nhan-biet-tre-coi-xuongDo thiếu vitamin D và thiếu vitamin K2, Mk-7 làm cho canxi không được hấp thu vào trong cơ thể. Hoặc được hấp thu vào trong cơ thể nhưng cũng không đưa được đến xương cho nên canxi trong máu thấp. Khi canxi trong máu thấp thì cơ thể của chúng ta lại điều tiết canxi từ xương ra máu. Ngay cả đi xét nghiệm canxi trong máu thì chưa chắc canxi trong máu của cháu đã giảm nhưng rất nhiều bà mẹ chủ quan rằng tôi đã cho cháu xét nghiệm canxi trong máu rồi nhưng canxi trong máu của cháu bình thường thì cháu không thể nào bị còi xương được. Điều này hoàn toàn không đúng bởi vì canxi là hàm số ngầm định trong máu. Khi canxi trong máu giảm thì ngay lập tức có một cơ chế điều hoà là tuyến cận giáp trạm sẽ tiết ra một chất Para hóoc môn điều chuyển canxi từ xương ra máu. Chính vì vậy làm cho xương mềm, xốp, nhũn cho nên dẫn đến dấu hiệu biến dạng ở xương. Ở người lớn cũng vậy nhưng được gọi là loãng xương.

Chỉ có 1 % canxi lưu hành trong máu thôi nhưng 1% này rất quan trọng của chúng ta. Đặc biệt canxi tham gia vào sự dẫn chuyền của hệ thần kinh thực vật, chính vì vậy khi thiếu canxi dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật vậy dấu hiệu đầu tiên để nghĩ ngay đến bệnh còi xương ở trẻ là dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trẻ.

Trẻ ngủ không ngon giấc, trần trọc, ngủ hay giật mình, đang ngủ bật khóc, ra nhiều mồ hôi mà các mẹ hay gọi là ra mồ hôi trộm. Trẻ nô đùa việc ra mồ hôi là chuyện bình thường nhưng khi ngủ thậm trí nhiều mẹ nói bé nằm điều hoà nhưng mồ hôi vẫn ra rất nhiều đây chính là do canxi tham gia vào hệ thống thần kinh thực vật gây cường thần kinh giao cảm mà hệ thần kinh giao cảm lại điều chế tuyền mồ hôi. Làm cường thần kinh giao cảm là làm tuyến mồ hôi hoạt động quá mức nên em bé bị ra mồ hôi ngay cả lúc ngủ, ngay cả nhiệt độ trong phòng là nhiệt độ điều hoà.

Dấu hiệu thứ 2: Tóc rụng vành khăn từ chuyên môn chúng tôi hay gọi là từ “chiếu liếm”. Giờ thì chúng ta không nằm chiếu nằm đệm thôi nhưng do trẻ cứ trần trọc lăn bên nọ, lăn bên kia nên dấu hiệu tóc rụng vành khăn là dấu hiệu tóc rụng từ tai bên nọ sang bên kia ở đường sau gáy đó là điển hình. Hoặc có những trẻ chỉ bị rụng 1 chỏm ở sau gáy thôi.

Dấu hiệu muộn hơn một chút: Đầu bẹp:  Rất nhiều ông bố bà mẹ thậm chí ông bà cho rằng cháu bị bẹp đầu là do cháu ngoan quá đặt cháu nằm nhiều thì cháu bị bẹp đầu. Nhưng thực ra bẹp đầu là dấu hiệu còi xương rất điển hình và đã bị bẹp đầu thì đây không còn là giai đoạn sớm nữa, tức là đây là giai đoạn muộn rồi. Trẻ bị còi xương di chứng rồi mới bị bẹp đầu.

Nói tóm lại khi trẻ có những dấu hiệu thần kinh thực vật như: Ngủ không ngon giấc, giật mình khi ngủ, đang ngủ thì khóc, đổ mồ hôi trộm, tóc rụng vành khăn thì đây là dấu hiệu sớm để chuẩn đoán trẻ còi xương.

Bài thuốc đông y giúp bé phát triển, thông minh học giỏi

PQA Kiện tỳ ích trí giúp bé phát triển toàn diện

kien-ty-pqa-3trong1

Để biết thêm về bệnh còi xương chậm lớn, biếng ăn ở trẻ xin vui lòng gọi điện đến số của Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khoẻ Dược phẩm PQA

Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khoẻ

DSĐH. Phạm Khánh Huyền: 0969.878.299

DSĐH. Nguyễn Thị Thơm: 0904.032.499

Dược phẩm PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN