Khi trẻ bị hen phế quản bố mẹ cần chú ý điều gì
Hen phế quản ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ
Khi giao mùa khiến nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm là thời điểm số trẻ nhập viện vì hen phế quản tăng đột biến. Tuy nhiên, bệnh hen phế quản ở trẻ em thường ở thể nhẹ (chiếm 75%), và có khoảng 5% bị hen phế quản nặng và kéo dài. Các cơn hen thường diễn ra vào lúc nửa đêm về sáng khi cơ thể ngủ say nhất.
Các thể của bệnh hen phế quản
- Mức độ 1 (có cơn hen ngắt quãng nhẹ): thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
- Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
- Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình): các triệu chứng xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
- Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng): các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.
Hen phế quản ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ
Đối với trẻ em nếu bị hen suyễn thì chiều cao của trẻ sẽ thấp bé hơn so với các bé cùng trang lứa. Vì bệnh hen suyễn làm cho thận bị suy giảm chức năng . Theo Đông y,CAN CHỦ CÂN THẬN CHỦ CỐT TỦY, do đó khi thận bị ảnh hưởng làm cho trẻ phát triển chậm, xanh xao. Đó là chưa nói đến nếu chẩn đoán bệnh không chính xác thì có thể trẻ sẽ bị cho uống kháng sinh kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển của bé.
Trẻ bị hen phế quản chậm phát triển trí tuệ hơ trẻ đồng trang lứa: Do khi bị hen suyễn, chức năng của phổi bị suy giảm và hoạt động kém hiệu quả , các đường dẫn khí huyết ảnh hưởng rất lớn, lượng máu đưa lên não cũng yếu hơn làm cho trẻ học hành dễ mất tập trung.
Mất ngủ triền miên: người bị bệnh hen suyễn nào cũng biết rằng đôi khi ban ngay sức khỏe bình thường nhưng vào ban đêm cứ hễ đặt lưng xuống là đờm lại trào lên, nếu cứ nằm thì không thể nào thở được.
Lo lắng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống: Cơn hen càng xuất hiện thường xuyên thì càng làm ảnh hưởng lớn đến việc học tập, làm việc cũng nhưng tham gia các hoạt động khác trong xã hội. Đôi khi hôm nay đang rất khỏe mạnh nhưng bạn vẫn lo lắng một lúc nào đó bệnh đến bất ngờ, lúc nào cũng thủ sẳn “chai xịt” trong tay vì sợ trở tay không kịp với bệnh
Làm thế nào để phòng tránh và xử trí cơn hen cho trẻ
Điều quan trọng là tránh xa tác nhân gây cơn hen cho trẻ
Bạn cần xem lại trẻ đã làm gì trước khi cơn hen xuất hiện. Nếu như trước đó trẻ có vận động nặng thì cần đưa trẻ ngay vào thoáng khí. Trẻ tiếp xúc với các dị nguyên là hóa chất, lông động vật … cần đưa trẻ ra khỏi vùng ảnh hưởng của dị nguyên.
Các bước sơ cứu cho trẻ lên cơn hen phế quản
Nếu chỉ là cơn hen nhẹ, các biểu hiện hen mới xuất hiện bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm, giúp trẻ dễ thở hơn
Trường hợp nặng hơn, khi biện pháp trên không có tác dụng, hay cho trẻ sử dụng thuốc cắt cơn hen ngay. Xịt từ 1 đến 2 lần, lần 2 cách lần 1 khoảng 20 phút và chỉ xịt khi các biểu hiện hen vẫn không giảm
Trường hợp nặng, sau khi xịt thuốc cắt cơn không có tác dụng thì bạn cần gọi điện ngay cho cấp cứu, đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất
Điều trị hen phế quản cho trẻ
Bất cứ bậc cha mẹ nào đều mong muốn con trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhưng phác đồ điều trị hen phế quản theo tây y chỉ điều trị triệu chứng mà không điều trị bệnh. Nghĩa là trẻ phải chung sống suốt đời với bệnh. Quan trọng khi điều trị nhiều bằng thuốc tây tác dụng phụ sẽ gây hại rất nhiều đến sức khỏe con trẻ.
Chính vì vậy điều trị theo đông y đang là sự lựa chọn của rất nhiều người. Đông y hiểu rõ căn nguyên gây bệnh hen phế quản vì thế điều trị nguyên nhân gây bệnh. Đông y hen phần nhiều là do phong hàn xâm nhập vào cơ thể tích tụ lâu ngày ở tạng phế sinh ra, làm tắc nghẽn phế khí. Người bị hen cơ thể nặng nề u uất, tức ngực, khó thở… Muốn chữa trị bệnh, chữa trị bệnh hen thì phải giúp người bệnh phát tán phong hàn, giải cảm hàn, thông phế, bình suyễn.
Bài thuốc CÁT CÁNH TÁN là bài thuốc chuyên điều trị hen phế quản cho trẻ em có tác dụng phát tán phong hàn, giải cảm hàn, thông phế, bình suyễn theo cơ chế như sau:
– Cát cánh có vị cay, đắng, tính hơi ôn vào kinh phế, có tác dụng ôn hoá hàn đờm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị các chứng ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ.
– Ma hoàng có vị the, hơi đắng, tính ấm vào các kinh phế, bàng quang có tác dụng phát hãn giải biểu, giải cảm hàn, chỉ ho, bình suyễn, lợi thủy. Chủ trị ngoại cảm phong hàn, dương thuỷ, ngực tức, ho suyễn, hen phế quản, ngực tức.
– Tử tô có vị cay, tính ôn vào kinh phế có tác dụng giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị các chứng đờm suyễn, ho khí nghịch.
– Xích phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ hòa trung, dưỡng tâm an thần. Chủ trị các chứng đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn.
– Bối mẫu có vị đắng, ngọt, tính hàn vào kinh phế tâm, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đờm, tán kết. Chủ trị các chứng ho khan, ho có đờm.
– Thiên môn có vị ngọt, đắng, tính hàn vào kinh phế thận, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, sinh tân. Chủ trị các chứng phế ráo ho khan, đờm dính, họng khô, miệng khát.
– Nhân sâm: có vị ngọt, đắng, tính bình vào các kinh tỳ, phế, tâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ, ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị các chứng chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, bệnh lâu ngày gầy yếu, tâm hồi hộp, suy tim kiệt sức.
– Tang bạch bì: có vị ngọt, tính hàn vào kinh phế, có tác dụng thanh phế, bình suyễn, lợi thủy tiêu thũng. Chủ trị các chứng phế nhiệt ho suyễn, thủy thũng đầy trướng, tiểu tiện ít.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm sản xuất ứng dụng từ bài thuốc Cát Cánh Tán: TẠI ĐÂY
Sưu tầm bởi PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia