Hội chứng ruột kích thích và những điều bạn cần biết
Rắc rối mà hội chứng ruột kích thích đem lại
Hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân thường gặp phải những đợt tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đầy hơi, trướng bụng, cơ thể luôn mệt mỏi.
Theo những nhà chuyên môn thì hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng của ruột già thường gặp, nếu không được thăm khám kỹ có thể chẩn đoán nhầm sang nhiều bệnh khác. Tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Việt Nam hiênh nay bệnh khá phổ biến thường gặp ở lứa tuổi 20 -50, nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh gấp 4 lần nam.
Dấu hiệu để phát hiện hội chứng ruột kích thích
Tùy thuộc vào mỗi đối tượng mà hội chứng ruột kích thích tác động đến theo những cách khác nhau. Những triệu chứng thường gặp bao gồm:
Bụng đau quặn và thường có xu hướng giảm đi sau mỗi nhu động ruột
Chu kì tiêu chảy, táo bón bị thay đổi
Số lần đi tiêu tăng lên
Bụng đầy hơi
Cảm giác bụng căng trướng
Chảy dịch nhầy ra khỏi trực tràng
Những dấu hiệu dưới đây không phải là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích:
Có máu trong phân hay trong nước tiểu
Nôn mửa
Cơn đau bụng hoặc tiêu chảy là thức dậy giữa chừng
Sốt
Sụt cân
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Người hội chứng ruột kích thích nên ăn gì ?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh. Người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày mới mong bệnh thuyên giảm.
Một số loại thức ăn chẳng hạn như các loại rau thuộc họ cải (súp lơ, cải xanh, bắp cải) và những loại đậu có thể làm cho triệu chứng chướng bụng và đầy hơn nặng nề hơn.
Bổ sung chất xơ: Việc bổ sung chất xơ, như psyllium (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel) với chất lỏng có thể giúp kiểm soát táo bón. Cách điều trị phổ biến nhất là thêm các chất xơ vào trong thực đơn hàng ngày. Theo lý thuyết thì việc này sẽ làm dãn phần trong ống tiêu hóa nên giúp giảm khả năng ống tiêu hóa bị co thắt khi thức ăn đi qua. Chất xơ cũng làm cải thiện tần số nhu động ruột giúp làm giảm táo bón. Nên tăng lượng chất xơ một cách từ từ vì có thể ban đầu nó sẽ làm triệu chứng chướng bụng và đầy hơi tăng lên.
Người hội chứng ruột kích thích không nên ăn gì ?
Tránh các thực phẩm làm cho triệu chứng trở nên nặng hơn như rượu, socola, đồ uống chứa caffein, nhai kẹo cao su…
Ăn uống đúng giờ, nếu bị tiêu chảy nên ăn nhiều bữa nhỏ, táo bón nên ăn bổ sung chất xơ
Không nên dung nạp các sản phẩm từ sữa quá nhiều, nên thử nghiệm sữa chua thay cho sữa
Uống nhiều nước vì nước là tốt nhất, giúp thanh lọc các chất độc trong cơ thể
Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe giảm căng thẳng, trầm cảm
Sử dụng thuốc chống tiêu chảy và nhuận tràng cẩn thận, theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ
Ngoài ra còn sử dụng một số liệu pháp thay thế thuốc như châm cứu, thôi miên, dùng các loại thảo mộc, tập yoga, thiền…
Tình trạng căng thẳng, stress làm cho bệnh trở nên nặng hơn, lời khuyên của bác sĩ khi này rất bổ ích. Thường xuyên ăn những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và tập luyện thể dục có thể làm giảm stress và những vấn đề liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra nên hạn chế hút thuốc là vì hút thuốc có thể làm hội chứng ruột kích thích nặng hơn.
Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng tây y
Một số loại thuốc làm giảm các triệu chứng của bệnh như thuốc chống co thắt, thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống trầm cảm…
Sử dụng thuốc chống tiêu chảy và nhuận tràng cẩn thận, theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ
Thuốc chống tiêu chảy: Thuốc như loperamide (Imodium), có thể giúp kiểm soát tiêu chảy.
Loại bỏ khí các loại thực phẩm cao: Nếu có đầy hơi khó chịu hoặc đánh hơi một lượng đáng kể khí, người bệnh nên tránh các hạng mục như đồ uống có ga, xà lách, trái cây tươi và rau quả, đặc biệt là bắp cải, bông cải xanh và súp lơ.
Thuốc kháng acetylcholin: Làm giảm co thắt ruột đau đớn, thuốc hữu ích cho người bị tiêu chảy nhưng lại làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón.
Thuốc chống trầm cảm: Nếu có triệu chứng của trầm cảm, có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc tái hấp thu serotonin chọn lọc chất ức chế (SSRI). Những thuốc này giúp giảm trầm cảm cũng như ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột.
Thuốc kháng sinh: Chưa rõ vai trò, nếu có, kháng sinh có thể dùng trong điều trị IBS. Một số người có triệu chứng là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột, có thể hưởng lợi từ điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm tác dụng của thuốc kháng sinh
Ngoài ra cần có phong cách sống lành mạnh giúp tránh hội chứng ruột kích thích một cách hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
Duy trì thể chất phù hợp giúp cải thiện chức năng ruột và làm giảm stress.
Ngừng hút thuốc
Tránh uống cafe, những thức ăn sinh hơi, những thức ăn nhiều gia vị
Giảm hoặc tránh dùng đồ uống có cồn.
Tiên lượng
Do hội chứng ruột kích thích là một bệnh mạn tính, triệu chứng thường sẽ lập đi lập lại theo thời gian và có thể bị ảnh hưởng bới các yếu tố như stress, chế độ ăn và những yếu tố môi trường. Do đó cần thiết lập mối quan hệ tốt đối với bác sĩ có thể giúp làm giảm bớt mối lo lắng về bệnh và giúp nhận ra một cách nhanh chóng sự thay đổi hoặc sự xấu đi của các triệu chứng.
Đông y tạo nên điều kỳ diệu cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích
Theo y học cổ truyền hội chứng ruột kích thích thuộc phạm vi các chứng: Đau vùng bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy… Những triệu chứng này làm cho cơ thể người bệnh luôn mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, trướng bụng sau khi ăn, đau bụng âm ỉ, táo bón xen kẽ với tiêu chảy, đi ngoài phân nhầy nhớt và không thành khuôn.
Ngày nay nền y học hiện đại phát triển việc điều trị bệnh thường ưu tiên điều trị thuốc tây. Nhưng với những bệnh mãn tính thời gian điều trị thường kéo dài, người bệnh dùng thuốc nhiều thường ưu tiên điều trị bằng đông y. Đông y an toàn hiệu quả không tác dụng phụ như tây y. Người bệnh có thể yên tâm điều trị trong thời gian dài mà không lo lắng về tác dụng phụ vì hoàn toàn bằng thảo dược thiên nhiên.
Bài thuốc đông y Ma Hoàng Thảo Đậu Khấu được ghi trong cuốn sách thuốc nam thuốc bắc và các phương thang chữa trị bệnh là bài thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh về đại tràng: viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng co thắt, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, phân sống, táo kết. Với các thành phần thảo dược như:
-Ma hoàng: ôn trung, khứ hàn, hạ khí, chỉ thống
-Hậu phác: ôn trung, hạ khí, táo thấp, tiêu đờm
-Ngô thù du: ôn trung, tán hàn, chỉ thống, giáng nghịch
-Ích chí nhân: ôn thận cố tinh, ôn tỳ, chỉ tả
-Bạch truật: bồi bổ tỳ vỵ, sinh tân dịch
– Thanh bì: lý khí kiện tỳ
– Mạch nha: kiện tỳ, tiêu thực tiêu sưng
Và thành phần: mộc thông, trần bì, đương quy, hoàng kỳ, sa nhân, tô mộc, hồng hoa…..
Bạn co thể tham khảo sản phẩm sản xuất từ bài thuốc Ma Hoàng Thảo Đậu Khấu
Sưu tầm bởi PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia