điều trị viêm phế quản cho trẻ em

Viêm phế quản bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng viêm cấp tính tại niêm mạc phế quản. Ở trẻ em không có viêm phế quản mãn tính do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn chỉnh. Virus là nguyên nhân gây từ 50 – 90 % các trường hợp mắc viêm phế quản ở trẻ.

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.

Virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng sốt kéo dài vài ngày hay ho kéo dài từ 2 – 3 tuần, có thể đã bị viêm phế quản.Sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, đau rát cổ họng và xuất hiện đàm đục, màu vàng hay xanh. Ngoài ra, trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.

Viêm phế quản còn do hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá hay trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá rất dễ bị viêm phế quản mãn tính.

viem-phe-quan

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản phổi dễ xảy ra ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sinh non và bị suy dinh dưỡng. Triệu chứng bệnh được chia ra làm hai giai đoạn: khởi phát và toàn phát.

Giai đoạn khởi phát: có hai dạng triệu chứng chính:

– Khởi phát từ từ: Thường khó phát hiện và hay nhầm sang các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp khác. Trẻ thường có các biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, ngạt mũi và quấy khóc. Vì triệu chứng ban đầu thường nhẹ khó phát hiện và hay nhầm với triệu chứng của bệnh viêm  nên bố mẹ thường hay chủ quan, tự theo dõi tại nhà. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát.

– Khởi phát đột ngột: thường được phát hiện và đưa đi khám sớm do các triệu chứng khá rõ ràng. Trẻ sốt cao, khó thở, tím tái và kèm theo một số rối loạn tiêu hóa như chán ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy…

Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn toàn phát là giai đoạn cuối cùng. Trẻ sốt rất cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ C, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt, có thể li bì, co giật, thậm chí hôn mê nếu không hạ sốt kịp thời.

viem-phe-quan

Ho dữ dội và liên tục (ho liên tục như ho gà, cảm giác như trẻ chỉ dừng cơn ho để thở rồi lại ho tiếp), ho co thắt, có thể xuất tiết đờm, chảy mũi đặc và vàng. Đây cũng là triệu chứng khá quan trọng để nghĩ đến bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ. Ngoài ra, trẻ khó thở, tím tái, rối loạn tiêu hóa (bỏ ăn, chán ăn, chướng bụng, nôn chớ, tiêu chảy…).        

Khi trẻ bị viêm phế quản do hệ thống miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh, bản thân trẻ chưa “sản xuất” ra đủ các yếu tố chống lại vi khuẩn mỗi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Do đó bệnh sẽ chuyển biến nhanh và nặng hơn ở người lớn. Hơn nữa, hệ bạch mạch và hệ mạch máu ở trẻ rất phong phú, đan xen lẫn nhau như mạng nhện, do đó vi khuẩn vào cơ thể trẻ ngoài việc rất ít yếu tố ngăn chặn, bao vây, lại còn nhiều đường đi nên lan rất nhanh từ chỗ này đến chỗ khác. Đồng thời cây phế quản ở trẻ em còn ngắn và hẹp, do đó mỗi khi viêm rất dễ bị bịt tắc do niêm mạc bị phù nề và đờm dãi.

Điều trị viêm phế quản hiệu quả bằng đông y

Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản, tuy nhiên việc dùng kháng sinh kéo dài trong điều trị viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản mãn tính thường cho hiệu quả không cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: tác dụng chữa trị bệnh viêm phế quản của các bài thuốc đông y cho hiệu quả rất cao

viem-phe-quan

Bài thuốc điều trị viêm phế quản nổi tiếng là bài thuốc Cát cánh tán. Đây là bài thuốc chuyên dùng cho trẻ nhỏ rất công hiệu. Với các thành phần là thảo dược thiên nhiên như:

Cát cánh có vị cay, đắng, tính hơi ôn vào kinh phế, có tác dụng ôn hoá hàn đờm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị các chứng ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ.

Ma hoàng có vị the, hơi đắng, tính ấm vào các kinh phế, bàng quang  có tác dụng  phát hãn giải biểu, giải cảm hàn, chỉ ho, bình suyễn, lợi thủy.  Chủ trị ngoại cảm phong hàn, dương thuỷ, ngực tức, ho suyễn, hen phế quản, ngực tức.

Cam thảo có vị ngọt, tính bình vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và thông 12 kinh có tác dụng kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống,  điều hòa tác dụng các vị thuốc.

Tử tô có vị cay, tính ôn vào kinh phế có tác dụng giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị các chứng đờm suyễn, ho khí nghịch.

– Xích phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ hòa trung, dưỡng tâm an thần. Chủ trị các chứng đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn.

Bối mẫu có vị đắng, ngọt, tính hàn vào kinh phế tâm, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đờm, tán kết. Chủ trị các chứng ho khan, ho có đờm.

Thiên môn có vị ngọt, đắng, tính hàn vào kinh phế thận, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, sinh tân. Chủ trị các chứng phế ráo ho khan, đờm dính, họng khô, miệng khát.

Nhân sâm: có vị ngọt, đắng, tính bình vào các kinh tỳ, phế, tâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ, ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị các chứng chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, bệnh lâu ngày gầy yếu, tâm hồi hộp, suy tim kiệt sức.

Tang bạch bì: có vị ngọt, tính hàn vào kinh phế, có tác dụng thanh phế, bình suyễn, lợi thủy tiêu thũng. Chủ trị các chứng phế nhiệt ho suyễn, thủy thũng đầy trướng, tiểu tiện ít.

Công dụng chính của bài thuốc:

  • Thanh phế
  • Thông thoáng đường thở
  • Giảm ho, giải cảm hàn
  • Mát họng

Hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn cho mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ nhỏ.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm sản xuất ứng dụng từ bài thuốc Cát Cánh Tán: TẠI ĐÂY

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN