Cách chữa trị nhiệt miệng bằng thảo dược

Mẹo hay và cách chữa trị nhiệt miệng bằng thảo dược

  Cách chữa trị nhiệt miệng để tránh những hậu quả không đáng có:

Nhiệt miệng và hôi miệng không phải là một bệnh nặng hay nguy hiểm gì nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khi nói, ăn uống và vệ sinh răng như xót miệng, đau rát, ăn mất ngon, thậm chí là mất ngủ, rối loạn tiêu hóa. Trẻ em bị lở miệng thì hay quấy khóc, kém ăn, chậm hấp thu, dễ bị suy dinh dưỡng.

Ở Việt Nam, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên và tái đi tái lại nhiều lần. Gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi trẻ em, thanh niên, người lớn cho đến các vị cao niên.

xoa-tan-nhiet-mieng

Nguyên nhân bị nhiệt miệng:

Theo quan điểm của Y học hiện đại, bệnh răng miệng do nhiều nguyên nhân gây nên:

–          Do nóng trong người hoặc ăn những đồ ăn cay, nóng như mít, xoài, ớt …

–          Có thể do sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng….

–         Do nhiễm khuẩn, virut hoặc bệnh tay chân miệng

–         Vệ sinh răng miệng kém.

–          Thiếu hụt protein trong khẩu phần ăn.

–          Thức uống nóng hoặc do những nguyên nhân ảnh hưởng tới cả cơ thể như thuốc phản ứng viêm, xạ trị…

–          Do các sang chấn từ bên ngoài…..

Còn theo Y học cổ truyền, bệnh răng miệng  phát sinh do nhiệt độc, hỏa độc,  thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm và do âm hư hoặc do tân dịch giảm ở tỳ vị, thận.

Triệu chứng hay gặp trong bệnh răng miệng:

  • Hỏa độc ở tâm tỳ sẽ gây ra các vết loét đỏ, sưng có mủ, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ, rêu vàng, táo bón, nước tiểu đỏ.

Cách chữa trị: thanh nhiệt, tả hỏa ở tâm tỳ.

         Cách chữa trị: dưỡng âm thanh nhiệt.

  • Nếu phong nhiệt nha cam do vị kinh có nhiệt kết hợp phong nhiệt bên ngoài làm cho răng lợi sưng đau, đỏ, loét, chảy máu chân răng, hôi miệng, ăn kém, táo bón nước tiểu đỏ….

Cách chữa trị sơ phong, thanh nhiệt, giải độc.

  • Nếu thấp nhiệt ở tỳ, vị: Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi.

Cách chữa trị:  thanh nhiệt, tiêu thũng.

Nhiet-mieng-phong-rop-mieng-luoi

Mách bạn mẹo nhỏ chữa trị khỏi nhanh cho trẻ bị tưa lưỡi:

Trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ rất hay bị tưa lưỡi,  theo kinh nghiệm kinh điển của dân gian, bạn có thể:
+ Dùng gạc sạch thấm mật ong xoa miệng, lưỡi cho trẻ ngày 2-3 lần ( nên dùng dung dịch 30% mật ong có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu )
+ Hoặc bạn dùng lá rau ngót rửa sạch, thêm vài hạt muối, giã lấy nước, thấm vào gạc và thoa vào miệng lưỡi cho trẻ.

Bị nhiệt miệng nên ăn và kiêng kị gì?
Để ngăn ngừa chứng lở miệng, cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin A, C, B2 và khoáng chất….. Và có chế độ ăn nhạt ( hạn chế ăn thêm muối, nước mắm vào thức ăn)

an-gi-khi-bi-nhiet-mieng

Nên:

+ Ăn các loại rau, củ, quả có tính mát như: rau cải xanh hoặc cải bắp, cải củ, rau má, rau ngót, rau diếp cá ….
+ Uống nước cam, chanh, uống bột sắn dây, nước rau má, rau ngô, nước rau diếp cá…
+ Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan…    

 Lưu ý khi bị nhiệt miệng:

+ Uống nhiều nước càng tốt, nhưng tuyệt đối không uống nước đá lạnh

+ Khi ăn xong nên súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.

Không nên:

Tuyệt đối không nên ăn các loại thức ăn hoặc gia vị cay, chua, nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu…
Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.

Cách chữa trị nhiệt miệng bằng thảo dược:

– Thường khi bị nhiệt miệng hoặc có các vết viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Đây là hướng chữa trị trị nhiệt miệng, lở miệng theo Tây y nhưng bệnh nhân có thể tái phát.
– Trường hợp miệng bị phồng rộp tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu chân răng hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám ngay để xác định tổn thương. Khi đã bị nhiệt thường xuyên, điều trị nhiều lần không khỏi, bạn nên tìm đến cách chữa trị nhiệt miệng bằng thảo dược an toàn, hiệu quả hơn bằng các bài thuốc Cổ phương của ông cha ta. 

Nhiet-mieng-phong-rop-mieng-luoi

Như vậy trong việc điều trị nếu sử dụng đến thuốc Tây Y, ít nhiều bạn sẽ gặp các phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe lâu dài của chính bản thân bạn. Hiện nay, người Việt Nam chú ý rất nhiều đến cách chữa trị nhiệt miệng bằng thảo dược. Để có thể chữa trị bệnh chữa trị các chứng nhiệt miệng, phồng rộp miệng lưỡi, chảy máu chân răng, bạn có thể tham khảo các bài thuốc như Hoàng Liên giải độc thang, Lục vị trí bá thang gia giảm, thanh can giải độc thang … 

Bạn có thể ra các cửa hàng thuốc Bắc mua các vị thuốc về sắc uống ứng dụng từ bài thuốc Hoàng Liên giải độc thang ( Theo sách Thuốc nam thuốc bắc và các phương thang chữa trị bệnh, trang259) giúp thanhh nhiệt, lương huyết, giải độc nên có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, phồng rộp miệng lưỡi, chảy máu chân răng.

Nguồn: Sưu tầm bởi Thảo dược PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN