Biến chứng nguy hiểm khi thiếu máu, thiếu sắt

Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay đã được đưa vào chương trình can thiệp quốc gia.

Tại sao lại thiếu máu thiếu sắt

Máu trong đó có tế bào được gọi là hồng cầu, hồng cầu được tạo ra bởi chất sắt và các chất vitamin, trong đó có vitamin B12 và một số chất khác, như vậy sắt cũng đóng vai trò cho việc tạo hồng cầu. Nếu chúng ta không ăn đủ chất sắt hoặc chúng ta sử dụng quá nhiều thì chúng ta sẽ bị thiếu chất sắt

Tại sao lại ăn không đủ và sử dụng quá nhiều chất sắt?

  • Có một số đối tượng như là trẻ em, chúng ta cho trẻ ăn không có đủ dinh dưỡng, ăn dặm không đúng cách thì rất dễ bị thiếu chất sắt 
  • Phụ nữ tăng cường sử dụng chất sắt bởi có chu kỳ kinh nguyệt hay phụ nữ mang thai thì phải cung cấp chất sắt cho tế bào thai để nuôi con sau này

Đây là 2 đối tượng tăng nhu cầu về chất sắt, nếu những đối tượng này không ăn uống đầy đủ sẽ bị thiếu chất sắt

benh-thieu-mau

Tác hại nếu không điều trị kịp thời 

  • Đối với phụ nữ, thiếu máu thiếu sắt sẽ làm cho giảm khả năng lao động, người lúc nào cũng mệt mỏi không muốn làm việc
  • Đối với phụ nữ đang mang thai thiếu sắt rất dễ gây ra các tai biến sản khoa như: Tăng huyết sau sinh, sinh non, sinh con bị suy sinh dưỡng, sinh con ra thiếu máu, có thể gây ra tai biến sản khoa đe doạ đến tính mạng của sản phụ
  • Đối với trẻ con, thiếu máu thiếu sắt sẽ làm ảnh hưởng các tế bào não, làm trẻ ngu đần, chậm phát triển 

Vì vậy thiếu máu thiếu sắt là một trong những chương trình được can thiệp của y tế quốc gia.

Phòng tránh bệnh thiếu máu thiếu sắt

  • Hiện nay chúng ta có chương trình dự phòng thiếu máu thiếu sắt y tế quốc gia
  • Đối với phụ nữ mang thai, chúng ta nên khuyên sử dụng chất sắt trong thời kỳ mang thai, để đảm bảo đủ chất sắt cho mẹ và cho con
  • Đối với phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ, tức là chị em đang có chu kỳ kinh nên có chế độ ăn giàu chất sắt và có thể bổ sung thêm chất sắt cho những bé gái đang tuổi dạy thì
  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt lứa tuổi từ 6 đến 24 tháng phải chú ý theo sắt các em này, nếu có những biểu hiện thiếu máu, chúng ta cần bổ sung ngay chất sắt để phòng bệnh cho các em

Chế độ ăn giàu chất sắt

  • Chất sắt có rất nhiều trong đồ ăn như: Thịt động vật, nếu chúng ta ăn thịt hay ngao thì sẽ tăng chất sắt lên
  • Trái cây cũng rất là tốt trong việc hấp thu chất sắt, những trái cây có màu như đu đủ, xoài
  • Trong dinh dưỡng cần đa dạng hoá bữa ăn, nghĩa là chúng ta nên thay đổi các món ăn hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

Những đối tượng như phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, trẻ em từ 6 đến 24 tháng, chúng ta cần theo dõi nếu thấy biểu hiện của thiếu máu như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, da dẻ không hồng hào cần cho đi xét nghiệm máu để phòng tránh bệnh thiếu máu thiếu sắt kịp thời

Th.s – Bác sĩ: Hồ Thị Tuyết

Sưu tầm bởi: Dược phẩm PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN