Bệnh chân tay miệng ở trẻ em và cách phòng tránh
Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ
Cũng như cái tên gọi của bệnh thì chúng ta thấy các biểu hiện ở chân, tay hoặc ở miệng của trẻ
- Ở miệng của trẻ sẽ xuất hiện những vết loét, nhất là trong vòng họng sẽ có những nốt chấm đỏ
- Ở chân và tay ta sẽ thấy rõ nhất ở lòng bàn tay bàn chân, điển hình nó sẽ có những bọng nước, hoặc sẽ nổi ở đầu gối , ở đùi
- Đây là những biểu hiện khởi phát, có thể em bị sẽ có biểu hiện kèm theo sốt nhẹ, biểu hiện ở đường hô hấp như hất hơi, xổ mũi, vì có những biểu hiện trên nên em bé sẽ rất khó ăn, lười ăn
Biểu hiện bệnh chân tay miệng xung quanh miệng của bé
Cần làm gì khi trẻ bị chân tay miệng?
Đây là bệnh lý do siêu vi trùng cho nên chúng ta cần tránh lây lan bằng cách vệ sinh khi tiếp xúc với phân và các dịch tiết của bé, rửa tay bằng xà phồng và các đồ chơi của trẻ để tránh lây lan ra các em bé khác
Cần theo dõi em bé, nếu chỉ xuất hiện vài nốt ở miệng thôi thì bé đang ở dạng nhẹ, khi phát hiện ra vấn đề là chúng ta phải biết cách theo dõi, thường thường là siêu si vi nên điều trị là không có đặc hiệu, nhưng biến chứng của bệnh chân tay miệng rất là nguy hiểm vì vậy những trường hợp nghi bé bị chân tay miệng chúng ta cần cho bé đi khám bác sĩ ngay. Để nhận biết các dấu hiệu nặng, khi nào cần cho bé nhập viện khi nào thì điều trị chân tay miệng cho bé tại nhà
Biểu hiện bệnh chân tay miệng trên tay của bé
Phòng tránh bệnh chân tay miệng hiệu quả
Bệnh chân tay miệng lây lan qua đường chân tay, chăm sóc của người nhà chứ không riêng là lây lan ra từ bé, nên chúng ta cần cách ly bé khi bé bị chân tay miệng nếu nhà có nhiều trẻ.
Nếu ở nhà trẻ mà có dịch bệnh chân tay miệng, con mình bị bệnh hoặc không thì mình cũng nên cho bé ở nhà, không nên cho bé đi học
Theo dõi những dấu hiệu nặng của em bé ở nhà, nếu trẻ ăn kém, thì chúng ta nên sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu, không cay, không chua, đồ ăn luôn ở nhiệt độ vừa không nóng cũng không lạnh, bởi nóng quá hay lạnh quá sẽ ảnh hưởng đến miệng của cháu đang bệnh.
Khi chăm sóc bé bị chân tay miệng, cần phải vệ sinh kỹ các dụng cụ của bé, rửa tay cho bé trước ăn và sau ăn, người chăm sóc bé cũng vậy.
Nói tóm lại đây là bệnh lay lan qua đường tiêu hoá nên việc cách ly hay vệ sinh là điều cực kỳ quan trọng.
Bác sĩ: Võ Thị Ngọc Thoại – Giảng viên Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Sưu tầm bởi Dược phẩm PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia