Bệnh bạch hầu và những điều cần biết
Nguy cơ gia tăng bệnh bạch hầu tại Việt Nam
Thời điểm này cả nước đã ghi nhận các ổ dịch Bạch Hầu tại một số tỉnh miền tây nguyên, Tp. HCM với hàng chục bệnh nhân dương tính. Trong đó có 1 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.
Với căn bệnh truyền nhiễm nhóm B, thì Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin, xong ở những vùng tỉ lệ tiêm chủng thấp khi xảy ra dịch, tỉ lệ tử vong có thể đạt mức 7 – 10%. Chính vì vậy ngay từ khi dịch bệnh mới phát hiện với ổ dịch còn rải rác, ngành y tế cần tổ chức ngăn chặn, kiểm soát ngay để dập dịch.
Các biện pháp ngăn chặn và ứng phó với Bạch Hầu
Tiến sĩ. Đặng Quang Tấn – Trưởng cục y tế dự phòng Bộ y tế cho biết:
Nguyên nhân xuất hiện ổ dịch Bạch hầu
Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ Bệnh Bạch Hầu là một bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và bệnh lây theo đường hô hấp theo luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của Việt nam năm 2007.
Trong những năm vừa qua Việt nam vẫn thi thoảng ghi nhận một số ca mắc bệnh bạch hầu dải rác ở 1 số tỉnh miền trung và tây nguyên.
Bạch hầu là bệnh có thể dự phòng được hiệu quả bằng vacxin khi mà chúng ta tiêm đủ vacxin theo lịch, đủ mũi thì sẽ phòng được bệnh bạch hầu.
Một đặc điểm nữa là bệnh bạch hầu một khi phát hiện sớm và điều trị bằng kháng sinh thì tỉ lệ khỏi bệnh rất là cao.
Trong tháng 6 năm 2020 vừa qua thì tại Đắk Nông đã ghi nhận những trường hợp mắc bạch hầu và có 1 trường hợp tử vong. Qua điều tra thì chúng tôi thấy trường hợp này trẻ mới chỉ được tiêm 1 mũi vacxin, chưa tiêm đầy đủ theo đúng mũi. Và khi chưa tiêm đủ vacxin theo đúng lịch đủ mũi thì sẽ chưa tạo được kháng thể trong cơ thể. Vì vậy khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đề kháng cơ thể không đủ thì rất dễ dẫn đến khả năng mắc bệnh
Những bước dự phòng nhằm ngăn chặn bệnh bạch hầu
Trước tình hình ổ dịch thì Bộ y tế đã chỉ đạo Sở y tế tỉnh Đắk Nông và các cơ quan liên quan, đặc biệt là Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên triển khai khẩn trương các biện pháp xử lý ổ dịch như: Cách ly, điều tra, giám sát tất cả các trường hợp nghi ngờ. Và tất cả các trường hợp tiếp xúc và nghi ngờ đều đã được cách ly và đều được cho uống thuốc dự phòng.
Đối với những trường hợp có triệu chứng thì cũng đã cho nhập viện để theo dõi, điều trị kịp thời. Gần đây nhất thì chúng tôi mới cập nhật thông tin những trường hợp này dựa vào xét nghiệm đã cho kết quả âm tính cơ bản là đã ổn định.
Các Biện pháp ngăn chặn triệt để bệnh bạch hầu
Bệnh Bạch Hầu là một bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, và có thể tiêm chủng vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Cách dự phòng duy nhất là chúng ta tiêm phòng vacxin phòng chống Bạch Hầu đúng lịch và đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ y tế. Khi đó cơ thể đủ kháng thể để chống lại bệnh bạch hầu.
Trước tình hình đó thì Cục y tế dự phòng Bộ y tế đã có những khuyến cáo cụ thể là những trường hợp trẻ hoặc những đối tượng thuộc thể tiêm chủng kể cả người lớn mà chưa miễn dịch thì tiêm vacxin phòng ngừa Bạch hầu đúng mũi, đủ lịch thì như vậy mới đảm bảo cho việc phòng chống bệnh.
Thứ hai là bệnh bạch hầu là bệnh lây qua đường hô hấp, chính vì vậy mà chúng ta cần giữ gìn vệ sinh cá nhân. Hạn chế tiếp xúc hoặc tránh tiếp xúc với những người đang nghi ngờ.
Những trường hợp có biểu hiện triệu chứng, hoặc nghi ngờ bạch hầu thì cần cách ly theo dõi điều trị kịp thời. Người dân thì cần vệ sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bàn tay, hoặc khi hắt hơi chúng ta cũng phải giữ khoảng cách.
Gần đây thì Bộ y tế cũng đã có lịch tiêm phòng bổ sung vacxin, trong đó có lịch tiêm bù vacxin Bạch hầu cũng như một số vacxin khác như: Sởi, Quai bị, rubella. Triển khai kế hoạch này thì nhiều tỉnh cũng đang xây dựng triển khai lịch tiêm bù này.
Có thể nói trong chương trình tiêm chủng mở rộng này thì vacxin chúng ta không thiếu. Bên cạnh đó Bộ y tế cũng đã chỉ đạo một số địa phương, đặc biệt là những địa phương đã ghi nhận trường hợp bệnh, phải có những dà soát đối tượng, tránh bỏ sót và lập danh sách để có lịch tiêm bù, tiêm bổ sung.
Qua thông tin mà Tiến sĩ. Đặng Quang Tấn – Trưởng cục y tế dự phòng Bộ y tế thì chúng ta thấy rằng việc người dân không cho con em đi tiêm chủng ở các cơ sở tiêm chủng mở rộng là nguyên nhân gây bùng phát bệnh bạch hầu ở 1 số tỉnh.
Theo các chuyên gia thì việc điều trị bệnh bạch hầu không quá phức tạp. Nguy hiểm nhất là khi bệnh có biến chứng, thể tối cấp của bạch hầu sẽ gây tử vong trong vòng từ 24 đến 48 giờ.
Cục y tế dự phòng cũng khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm vacxin tại các trạm tiêm chủng mở rộng theo đúng lịch, đủ mũi ngay từ khi trẻ còn trong giai đoạn sơ sinh. Luôn rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho và hắt hơi, giữ vệ sinh cá nhân, mũi, họng hằng ngày.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh để phòng bệnh.
Ngoài ra cần giữ gìn nhà ở, lớp học thông thoáng sạch sẽ và có đủ ánh sáng, khi có nghi ngờ người mắc bệnh Bạch hầu cần cách ly và đưa đến cơ sở y tế để kiểm soát kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần uống thuốc hoặc tiêm vacxin theo chỉ định của cơ quan y tế.
Siêu tầm bởi: Dược phẩm PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia