[Bệnh tim mạch] Cơn tăng huyết áp không triệu chứng âm thầm quật ngã nhiều người

Nhiều người không có biểu hiện tăng huyết áp như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, song phải vào viện cấp cứu vì đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phình tách động mạch chủ…

Chia sẻ tại họp báo về bệnh tăng huyết áp ngày 15/5, giáo sư Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho rằng không có bệnh nào chẩn đoán dễ hơn tăng huyết áp khi chỉ cần máy đo huyết áp và cách đo chuẩn. Bệnh dễ phát hiện nhưng thường bị bỏ sót vì không phải bệnh nhân nào cũng có triệu chứng. Trên 50% người trong lần đo huyết áp đầu tiên không biết mình bị tăng huyết áp.

[Bệnh tim mạch]                                           Cơn tăng huyết áp không triệu chứng âm thầm quật ngã nhiều người                                     4679

Giáo sư Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam. Ảnh: NP.

Theo giáo sư Việt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn tăng huyết áp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tăng huyết áp cũng có triệu chứng này. “Nhiều người bị tăng huyết áp không triệu chứng, bỗng dưng một ngày bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Nhiều người bệnh không đau đầu, mờ mắt nhưng đến lúc có biểu hiện này thì đã muộn”, giáo sư Việt nói.

Tăng huyết áp để lại nhiều biến chứng. Một khi đã xảy ra biến chứng thì tình trạng bệnh rất nặng: đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, phình tách động mạch chủ, vừa khó cấp cứu vừa dễ để lại di chứng, tàn phế, thậm chí là tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên toàn cầu, nhiều gấp 4 lần số người tử vong do 3 bệnh HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Hơn 9 triệu người tử vong do tăng huyết áp và biến chứng của nó.

Tăng huyết áp có xu hướng tăng rõ rệt ở Việt Nam. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp lên đến 40%. Theo giáo sư Việt, mẫu nghiên cứu này không nhiều nhưng là con số báo động đỏ rằng tỷ lệ tăng huyết áp quá cao. Vì thế, cần nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh. Mỗi người cần chủ động kiểm tra huyết áp của mình, không đợi đến lúc có triệu chứng mới đo huyết áp. Phòng ngừa điều trị tốt sẽ giảm các biến cố tim mạch.

Bệnh dễ điều trị nhưng thường người bệnh không đạt hiệu quả điều trị do chủ quan, không đủ điều kiện kinh tế hoặc sau uống thuốc thấy huyết áp hạ thì không dùng nữa.

Để phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng, cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý và giảm muối. Ăn nhiều rau, hoa quả; hạn chế rượu bia; không hút thuốc lá; vận động thể lực nhiều; duy trì cân nặng phù hợp. Khi có chỉ định của thầy thuốc, người bệnh cần uống thuốc đều, lâu dài cả khi không có triệu chứng và huyết áp ở mức bình thường.

Diễn tiến cơn nhồi máu cơ tim gây chết người

Nam Phương


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN