Những thuốc bệnh nhân hen phế quản cần lưu ý khi dùng
Thuốc ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân hen phế quản
Người mắc bệnh hen phế quản một chứng bệnh có căn nguyên dị ứng, nên cơ địa họ rất nhạy cảm với các loại thuốc điều trị. Do vậy, người bệnh hen nên biết mình cần tránh những loại thuốc nào để không làm trầm trọng thêm cơn hen.
Thuốc kháng sinh cần lưu ý khi sử dụng
Nhóm kháng sinh pe-ni-ci-llin, ce-pha-los-po-rin các thế hệ hoặc nhóm aminoglycosid là những kháng sinh dễ gây dị ứng. Các bệnh nhân hen phế quản thường mang cơ địa dị ứng với nhiều bệnh dị ứng đi kèm như viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn…, do đó, cần thận trọng dùng những nhóm kháng sinh này.
Thuốc giãn phế quản Thy0-phy-lin
Theo-phy-llin là hoạt chất có tác dụng giãn phế quản, được sử dụng rộng rãi trong điều trị hen. Người bệnh hen rất cần đến thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, liều điều trị và liều gây độc của thuốc thuốc rất gần nhau, do vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc. Hơn nữa, thuốc có nguy cơ tương tác với nhiều loại thuốc khác như kháng sinh các thuốc chống dị ứng nhóm 2 làm tăng độc tính của thuốc. Do đó, việc sử dụng theo-phy-llin cho bệnh nhân hen cần hết sức thận trọng, bảo đảm đúng liều và phải được theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các biểu hiện ngộ độc thuốc.
Các thuốc an thần
Các thuốc an thần giãn cơ như dia-ze-pam có thể gây ức chế trung tâm hô hấp và giảm trương lực cơ hô hấp, từ đó làm cho tình trạng hen nặng lên. Do đó, người bệnh hen nên thận trọng khi dùng các thuốc an thần. Đặc biệt, không nên sử dụng các thuốc an thần trong cơn hen cấp.
Nhóm thuốc chống viêm giảm đau không ste-roid
Các thuốc chống viêm giảm đau như pa-ra-ce-ta-mol thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý như viêm khớp, đau đầu… Tác dụng ngoại ý của các thuốc này là có thể gây co thắt phế quản và làm khởi phát các cơn hen nặng, đặc biệt là ở những người bệnh hen có kết hợp với viêm xoang và polyp cuốn mũi, các cơn hen nặng sẽ rõ rệt hơn. Các thuốc này có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hen cho một số trường hợp không có bệnh hen trước đó có thể xuất hiện các triệu chứng của hen sau khi dùng thuốc. Nguy cơ phản ứng của các thuốc này phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng dùng và mức độ nhạy cảm của từng cá nhân. Các phản ứng đối với as-pi-rin và các thuốc chống viêm giảm đau không ste-roid có biểu hiện tương đối giống nhau, các cơn hen cấp thường xuất hiện khoảng một giờ sau uống thuốc, sau đó xuất hiện chảy nước mũi, đỏ mắt và nổi ban đỏ ở đầu và cổ. Những phản ứng này có thể rất nguy hiểm, một liều duy nhất của các thuốc này có thể gây co thắt phế quản nặng, sốc, mất ý thức và ngừng thở. Các phản ứng này ít xảy ra ở người trẻ tuổi mà thường xuất hiện sau tuổi 30 – 40, rồi tồn tại đến hết đời.
Thuốc kháng his-ta-min H1
Các thuốc kháng his-ta-min H1 thế hệ cũ như thường được dùng trong điều trị các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đay. Các thuốc này làm giảm tiết dịch đường hô hấp và thường gây ra quánh đờm, từ đó ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hen.
Thuốc dùng trong bệnh tim mạch
Các thuốc ức chế men chuyển: thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp, suy tim… Do có khả năng gây ho khan ở khoảng gần 1/3 số người sử dụng thuốc nên việc dùng các thuốc này ở bệnh nhân hen cần thận trọng vì phản ứng ho là một hoạt động gắng sức và có thể gây khó thở cho người bệnh.
Thuốc chẹn bêta giao cảm: Các thuốc chẹn bêta giao cảm không đặc hiệu như được dùng trong điều trị một số bệnh lý như tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhịp tim nhanh, thiên đầu thống… Các thuốc này có thể gây ra co thắt phế quản theo cơ chế thần kinh (kể cả ở dạng nhỏ mắt), nên cần tránh sử dụng cho các bệnh nhân hen.
Nếu không có thuốc khác thay thế, việc dùng các thuốc trong điều trị bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân hen cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các tác dụng phụ và kịp thời ngừng thuốc.
Điều trị hen phế quản
Hen phế quản xa xưa được coi như tứ chứng nan y và được rất nhiêu các bậc danh y nghiên cứu và tìm hiểu. Bài thuốc Ma Hoàng Thang là bài thuốc của thần y Trương Trọng Cảnh là bài thuốc chữa trị bệnh hen phế quản.
Bài thuốc Ma hoàng thang của danh y Trương trọng Cảnh có tác dụng phát tán phong hàn, giải cảm hàn, thông phế, bình suyễn, chữa trị bệnh Ho Hen theo cơ chế phối hợp Quân, Thần, Tá, Sứ như sau:
– Ma hoàng là Quân dược có tác dụng tăng tiết mồ hôi, phát tán phong hàn, giải cảm hàn, thông phế, giãn phế quản làm tăng lưu thông khí đường hô hấp nên giảm ho và giảm cơ co thắt khí quản, điều trị nguyên nhân gây ra ho, hen phế quản.
– Quế chi là Thần dược làm giãn mạch máu ngoại biên, tăng tuần hoàn ngoại biên nên có tác dụng giải cảm hàn. Mặt khác quế chi hiệp đồng với Ma hoàng kích thích sự tiết mô hôi, điều trị cảm lạnh là nguyên nhân gây ra ho, hen phế quản
– Hạnh nhân là Tá dược có tác dụng giảm ho, giảm hen theo cơ chế giãn phế quản và long đờm, tăng lưu thông khí đường hô hấp, điều trị nguyên nhân gây ra ho, hen suyễn.
– Cam thảo là Sứ dược có công năng kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hòa tác dụng các vị thuốc.
Để chữa trị bệnh chữa trị bệnh Ho Hen phải phát tán phong hàn liên tục từ 8-10 tuần, trong quá trình phát tán phong hàn có thể thấy các biểu hiện rất tốt như sau:
- Phát tán phong hàn qua đường bì mao: người bệnh cảm thấy nóng lên, ra mồ hôi.
- Qua đường đờm dãi: thấy khó thở, khạc nhổ ra nhiều đờm dãi.
- Qua đường đại tiện: Đi ngoài phân nát
- Qua đường nước tiểu: nước tiểu đục.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm sản xuất ứng dụng từ bài thuốc Ma Hoàng Thang : TẠI ĐÂY
Sưu tầm bởi PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia