Chữa bệnh gút bằng thảo dược thiên nhiên hiệu quả
Bệnh gút và cách điều trị
Bệnh gút ngày nay rất phổ biến trong cuộc sống theo thống kê tại các bệnh viện lớn hàng ngày có khoảng 100 ca bệnh nhân đến khám và điều trị khi có các triệu chứng đau nhức xương khớp, sưng nóng đỏ tại một số khớp Trong các bệnh lý về xương khớp thì bệnh gút là bệnh lý nguy hiểm nhất bởi các biến chứng do bệnh để lại khiến người bệnh mất khả năng di chuyển cho xương khớp bị hủy hoại nghiêm trọng. Số lượng bệnh nhân mắc các bệnh ngày càng tăng nhưng những hiểu biết về bệnh gút của bệnh nhân lại khá hạn chế.
Nguyên nhân gây ra bệnh gút
Nguyên nhân của bệnh gút là do sự tăng cao acid uric trong máu. Trong bệnh gút, sự thay đổi khác thường của các phản ứng trong cơ thể dẫn đến chất acid uric được tạo ra nhiều hơn hoặc là không được lọc thải ra kịp bằng đường tiểu. Khi acid uric tăng cao trong máu, chúng kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể urat. Chất urat sẽ lắng đọng trong màng hoạt dịch của khớp gây viêm khớp. Ngoài ra, acid uric còn có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như thận, tổ chức dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophy.
Axit uric có thể không được đào thải ra ngoài cơ thể và có thể tích tụ lại trong máu khi:
– Lượng axit uric trong cơ thể tăng cao.
– Thận không bài tiết hết axit uric.
– Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin.
Biểu hiện của bệnh gút
Khi bị gút cấp tính: đau khớp dữ dội, rát bỏng là hai triệu chứng đặc trưng biểu hiện này thường xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống bia, rượu. Tại các khớp đau có hiện tượng viêm rõ rệt sưng, nóng, đỏ, đau. Các khớp đau thường hay gặp là khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp gối và đặc biệt là khớp ngón chân cái (ở nữ thường đau các khớp ngón tay)
Gút mãn tính: đau một số khớp xương nhưng không phải đau thường xuyên mà đau tái đi tái lại nhiều lần. Mỗi lần lên cơn đau có khi không điều trị gì cũng tự khỏi. Chính vì thế mà những triệu chứng của bệnh gút rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.
Biến chứng thường gặp của bệnh gút
Bởi vì khi lên cơn đau của bệnh gút, người bệnh đã khổ sở chống chọi, trong khi phải kiêng khem đủ thứ, nay nếu có biến chứng khiến bệnh lại càng phức tạp hơn nữa.
Acid uric lắng đọng tạo thành muối uảt và hình thành các hạt tophy. Hạt tophy có khả năng làm biến dạng các khớp, do đó dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp, đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế. Các hạt tophy có thể bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
Bệnh gút mạn tính có thể gây lắng đọng muối urat trong thận tạo thành sỏi thận, do đó, có thể làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận, tăng huyết áp. Một số trường hợp chất urat còn lắng đọng ở dưới da tạo nên các u, cục gây đau và mất thẩm mỹ. Ngoài ra, biến chứng của bệnh gút có thể do dùng thuốc điều trị, điển hình là gây dị ứng hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận…
Chữa bệnh gút theo y học hiện đại
Nhóm thuốc chống viêm không steroid. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn gút cấp tính, song nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa… do đó khi sử dụng phải rất lưu ý tới các chống chỉ định của nhóm thuốc.
Nhóm thuốc Col-chi-cin. Đây là là thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn gút cấp tác dụng phụ của thuốc có thể gây ỉa chảy, buồn nôn, và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…
Nhóm thuốc Corticoid: sử dụng gây mục xương, loãng xương, loét dạ dày, suy gan, suy thân
Cách chữa trị bệnh gút bằng thuốc nam
Tại sao đông y là sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh gút:
- Điều trị và nguyên nhân gây bệnh
- Các sản phẩm tân dược điều trị Gút thường là thuốc chống viêm giảm đau không steroid và glucocorticoid gây ra những tác dụng phụ như viêm dạ dày, tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hoá, suy thận, rối loạn chức năng gan…
- Đông y hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng
Đông y xếp bệnh “Thống phong” vào phạm vi chứng “Tý thống”. Chứng “Tý” có hàm nghĩa đau lâu ngày không khỏi. Thống phong có triệu chứng đau giống như bệnh phong thấp hay thấp khớp nhưng có nhiều điểm khác biệt về dấu hiệu và di chứng, cường độ nặng hơn, gây tật nguyền suốt đời. Theo Đông y nguyên nhân gây ra bệnh thống phong là do hàn tà xâm nhập vào cơ thể, lưu trú ở kinh lạc. gây tắc nghẽn kinh lạc, ứ trệ khí huyêt, lâu ngày gây tổn thương cân cốt, xương khớp biến dạng, đau nhức, co duỗi khó khăn. Hiện tượng dưới da quanh khớp xương hoặc vành tai nổi cộm một vài khối u hơi cứng, không đau, trong có chứa một chất dịch màu trắng như phấn mà Tây y gọi là “Tophi”, Đông y cho rằng do khí huyết, tân dịch rối loạn. Tân dịch ứ trệ lâu ngày thành đàm, khí huyết không thông thành ứ, đàm hiệp với ứ hóa thành u cục.
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia