Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA 

Rối loạn tiêu hóa dù ở mức độ mãn tính hay không đều làm cho người bệnh mệt mỏi và thậm chí gầy còm, xanh xao gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, mời bạn đọc tham khảo.

Một số bài thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Theo lương y Huỳnh Văn Quang và lương y Phạm Như Tá, một số bài thuốc dưới đây giúp trị chứng bụng đầy hơi, óc ách do rối loạn tiêu hóa:

Bài thuốc từ hoài sơn, ý dĩ nấu với đường phèn nguyên liệu gồm: 100gr hoài sơn, 50gr ý dĩ (phần dùng cho một người) và một ít đường phèn

dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa

Ảnh vị thuốc hoài sơn

Cách chế biến: đem ý dĩ luộc sôi, bỏ nước, rồi lấy ý dĩ đó nấu chung với hoài sơn để dùng. Trước khi dùng cho vào một ít đường phèn (vừa ăn tùy người). Đây là món dân gian dùng rất hay đối với người bị chứng âm hư vị nhiệt (bụng đầy, chướng hơi, lưỡi dơ…). Còn người bị tỳ vị hư hàn (ăn uống khó tiêu, tay chân lạnh…) thì cũng dùng món trên, nhưng gia thêm vào một lát gừng tươi.

Bài thuốc từ sọ dừa

Dùng sọ dừa sao đen, rồi tán nhuyễn thành bột mịn, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng từ 10gr – 15gr hòa với nước chín để uống, sẽ rất hiệu nghiệm trong việc “giải quyết” chứng no hơi, rối loạn tiêu hóa.

Bài thuốc từ bột quế

Dùng 4gr bột quế hòa với một ít nước chín để uống, sẽ có công dụng trị chứng bụng dạ hay bị lạnh, dễ bị tiêu chảy, no hơi, bụng chướng đầy…

Bài thuốc từ muối rang

Lấy một ít muối hầm (muối đã rang chín) hòa với một ít nước chín (không quá mặn), rồi uống từ từ từng ít một, cũng sẽ có công dụng trị chứng bụng bị đầy hơi, óc ách khó chịu…

Điều trị từ lối sống

1. Kiểm soát chế độ dinh dưỡng

Dấu hiệu phát hiện bệnh: đi ngoài phân lỏng trong 2 – 3 tuần. Và hiện tượng này lặp lại nhiều lần trong năm.

Khi phát hiện bị mắc căn bệnh này, bạn đừng vội hoảng sợ mà hãy bình tĩnh xem lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.

dieu-tri-roi-loan-tieu-hoa

Những người bị tiêu chảy mãn tính không nên ăn những thức ăn quá mỡ, quá ngọt, quá cay hoặc quá nhiều chất đạm

Những người bị tiêu chảy mãn tính không nên ăn những thức ăn quá mỡ, quá ngọt, quá cay hoặc quá nhiều chất đạm. Không nên ăn những hoa quả không được gọt vỏ và rau sống. Loại bỏ khỏi khẩu phần ăn các loại ngũ cốc còn nguyên hạt và các loại quả cứng, chúng có không tốt cho đường ruột của những người bị tiêu chảy mãn tính.

Những người mắc bệnh này nên ăn cà rốt được đun chín kỹ, thịt nạc, uồng trà đen, nước coca, khoai tây gọt vỏ. Sử dụng hàng ngày các loại thức ăn có nhiều chất bột: cơm, mỳ, khoai tây…

2. Điều trị tại nhà

Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân có thể tự mua thuốc điều trị tại nhà với điều kiện phân không có máu và không bị sốt. Có dùng thuốc có chứa loperamit được bày bán tại các cửa hàng tân dược.

Ngoài ra, bạn có thể nhờ dược sỹ tư vấn, họ có thể cho bạn những lời khuyên hiệu quả.

Tuy nhiên có nhiều người muốn khỏi thật nhanh đã dùng thuốc với liều cao. Điều này thường không tốt vì có trong trường hợp bệnh nhân bị đi ngoài do nhiễm khuẩn, việc uống thuốc quá nhiều như vậy có thể giúp bạn không đi ngoài phân lỏng nữa nhưng lại cản trở sự đào thải các mầm mống gây bệnh ra bên ngoài.

3. Những cách điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhưng đơn giản

Ngoài việc dùng thuốc tân dược để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính, chúng ta có thể dùng một số loại cây để phòng căn bệnh này.

Trong ruột của chúng ta luôn có vi khuẩn, chúng rất quan trọng và không thể thiếu đối với hệ thống tiêu hóa của mỗi người: đó chính là môi trường sống trong ruột. Khi môi trường sống này bị tổn thương, nó sẽ gây ra bệnh tiêu chảy.

Ngoài những loại thuốc điều trị bạn có thể mua được ở cửa hàng thuốc tân dược, bạn có thể điều trị bệnh này bằng cách ăn sữa chua. Ăn sữa chua đều đặn hàng ngày còn giúp chúng ta phòng được căn bệnh này.

Một số loại cây có thể giúp điều trị bệnh tiêu chảy: cây cúc cam hoặc gừng.

Uống nước của lá cây cúc cam hoặc củ gừng giúp chữa trị khỏi tiêu chảy. Ở các nước phương Tây, người dân thường đun vỏ cây sồi hoặc cây tầm ma để chữa trị bệnh tiêu chảy.

Bạn nên nhớ, với bất kỳ cách điều trị tiêu chảy nào thì người bệnh luôn cần được uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng.

4. Những trường hợp cần đến bác sỹ

Những trường hợp như đi ngoài ra máu, đi ngoài kèm sốt cao, uống thuốc điều trị tiêu chảy trong vòng 24 tiếng không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh… cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được các bác sỹ khám bệnh và cho phương pháp điều trị hiệu quả.

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN