Ðề phòng nguy cơ xuất huyết do thuốc

Xuất huyết do thuốc thường có các biểu hiện như: xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng… Nặng hơn là chảy máu lâu cầm, xuất huyết tiêu hóa…

Xuất huyết do thuốc thường có các biểu hiện như: xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng… Nặng hơn là chảy máu lâu cầm, xuất huyết tiêu hóa… Vậy cần phải đề phòng với những loại thuốc nào gây ra tai biến này?

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Có tới hàng chục loại thuốc kinh điển trong nhóm NSAID, trong đó tiêu biểu là các thuốc aspirin, ibuprofen, diclofenac… Đây là các thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm được sử dụng rộng rãi trong điều trị từ lâu và là một trong những nhóm thuốc được kê nhiều nhất trên thế giới trong đó có cả ở nước ta. Tuy nhiên, các loại thuốc nhóm này gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa đặc biệt gây viêm loét dạ dày – tá tràng và làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày. Do đó thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân đang bị hoặc đã có tiền sử bệnh lý dạ dày – tá tràng, bệnh nhân suy gan/suy thận và phụ nữ đang có thai và nuôi con bú.

Khi sử dụng thuốc này phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ và cần ghi nhớ luôn uống thuốc lúc no để hạn chế tác dụng phụ trên dạ dày của thuốc. Không dùng phối hợp các NSAID cùng lúc vì sẽ làm tăng độc tính. Đặc biệt là không nên phối hợp thuốc với các thuốc chống đông vì thuốc nhóm này làm tăng tác dụng chống đông, càng làm tăng nguy cơ gây xuất huyết.

xuat_huyet_da_day

Thuốc điều trị trầm cảm

Một số nhóm thuốc đã được biết làm tăng nguy cơ xuất huyết là các thuốc điều trị trầm cảm. Thuốc ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin (SSRI) và thuốc ức chế tái thu hồi chọn lọc noradrenalin (SNRI) đã được ghi nhận làm ức chế tái thu hồi serotonin vào tiểu cầu, tăng nguy cơ xuất huyết ngoài da. Những tác nhân này có thể có tác dụng cộng hợp khi dùng đồng thời với các thuốc gây xuất huyết khác.

Thuốc chống đông và thuốc chống kết tập tiểu cầu

Các thuốc chống đông được sử dụng để dự phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, huyết khối tắc mạch và dự phòng đột quỵ trong trường hợp rung nhĩ. Các thuốc chống đông và chống kết tập tiểu cầu thường sử dụng bao gồm aspirin, enoxaparin, clopidogrel, heparin, warfarin và các thuốc chống đông đường uống mới (NOA) apixaban, dabigatran, rivaxoxaban và edoxaban.

Khi dùng thuốc chống đông đường uống mới NOA thì phải cân nhắc để điều chỉnh liều phù hợp với tuổi và chức năng thận của bệnh nhân. Với bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hóa thì hai loại apixaban hoặc warfarin nên được cân nhắc sử dụng. Thuốc dabigatran và rivaroxaban có thể gây nguy cơ xuất huyết cao hơn, đặc biệt là với bệnh nhân viêm ruột hoặc viêm túi thừa, do các thuốc này có thể gây xuất huyết tiêu hóa trên và dưới.

Thuốc gây táo bón

Trong điều trị bệnh, một số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón. Khi bị táo bón thường xuyên, kéo dài mà không được điều trị có thể gây các biến chứng như: trĩ, nứt hậu môn cùng xuất huyết trực tràng và sa trực tràng. Các thuốc đó là: thuốc kháng acid (nhôm hydroxid, canxi carbonat), thuốc kháng cholinergic (benztropin, glycopyrolat), thuốc chống động kinh (carbamazepin, divalproat), thuốc kháng histamin (diphenhydramin, loratadin), thuốc giảm nhu động (diphenoxylat, loperamid), thuốc chống loạn thần (clozapin, olanzapin, quetiapin), thuốc lợi tiểu (furosemid, hydroclorothiazid), thuốc chống co thắt cơ trơn tiêu hóa (dicyclomin, hyoscyamin), các chế phẩm chứa sắt, thuốc an thần gây ngủ (phenobarbital, zolpidem)…

Sự kết hợp thuốc với chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên

Một số thuốc và thực phẩm bổ sung có nguồn gốc tự nhiên đã được ghi nhận gây xuất huyết khi được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác. Các thuốc này dùng kết hợp với thuốc ức chế kết tập tiểu cầu có thể gây xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng.

Ví dụ, cây kim sa được sử dụng để điều trị viêm khớp, giảm sưng trong các vết bong gân, vết thương, mụn nhọt… Nhưng sử dụng cùng các thuốc chống đông/thuốc chống kết tập tiểu cầu có thể gây xuất huyết. Chondroitin sulfat được xem là một chế phẩm bổ sung dinh dưỡng, thường được kết hợp với glucossamin trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp, nhưng nếu dùng cùng lúc chondroitin với các thuốc chống đông/thuốc chống kết tập tiểu cầu có thể gây xuất huyết. Ngoài ra, các loại chế phẩm như: dầu cá, tỏi, bạch quả khi uống cùng với thuốc chống đông/thuốc chống kết tập tiểu cầu có thể gây xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng…

Tương tác thuốc gây xuất huyết

Những tương tác thuốc bao gồm các kháng sinh và các thuốc chống nấm, làm tăng nguy cơ xuất huyết khi sử dụng cùng các thuốc gây xuất huyết khác như warfarin. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) với clopidogrel cũng làm tăng khả năng xuất huyết, với biểu hiện máu khó cầm khi bị chấn thương hoặc, chảy máu chân răng…

Cần làm gì để tránh xuất huyết do thuốc?

Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy bất kỳ triệu chứng xuất huyết nào (chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất hiện vết bầm tím, thời gian cầm máu vết thương lâu hơn bình thường, trong nước tiểu hoặc phân có màu đỏ hoặc nâu đậm…) thì cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ để được xử trí kịp thời.

Thầy thuốc cần hướng dẫn bệnh nhân về giảm thiểu nguy cơ xuất huyết bao gồm khuyến cáo tránh dùng tất cả các thuốc tương tác với thuốc chống đông và các thuốc khác có thể gây xuất huyết.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh các nguy cơ tương tác thuốc. Ngoài ra cần chủ động ghi chép lại lịch dùng thuốc (nếu phải dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính).

Bệnh nhân đang sử dụng thuốc có nguy cơ gây xuất huyết do táo bón nên được khuyên ăn nhiều rau và hoa quả, uống nhiều nước, đảm bảo một nửa lượng ngũ cốc sử dụng là ngũ cốc nguyên hạt và sử dụng từ 25-38g chất xơ hàng ngày. Những bệnh nhân này nên được hướng dẫn về nhận biết táo bón (giảm nhu động ruột, đau đầu âm ỉ, đau lưng dưới, trướng bụng, căng tức bụng dưới).

Xuất huyết do thuốc là một biến chứng nặng, tác động tiêu cực đến an toàn của người bệnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, xuất huyết cũng khó được xác định là do nguyên nhân gì. Vì vậy khi có dấu hiệu của xuất huyết, bệnh nhân cần liên hệ ngay với thầy thuốc để được khám và điều trị kịp thời. Không nên để tình trạng xuất huyết kéo dài, sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây khó khăn hơn trong điều trị.

Theo: SKĐS – Sưu tầm bởi: Dược phẩm pqa


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN