Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả dễ làm

Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả dễ làm

Loét miệng còn được gọi là nhiệt miệng, rất hay gặp. Bệnh không nguy hiểm nhưng rất khó chịu, khiến bạn xót miệng, đau rát, ăn mất ngon, thậm chí có thể gây mất ngủ, nóng trong người, rối loạn tiêu hóa. Trẻ em bị nhiệt miệng thường quấy khóc, dễ suy dinh dưỡng. Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, hơi thở có mùi hôi, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói, ăn uống và vệ sinh răng 

Hiện nay có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên.

 

Cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả dễ làm

Mật ong

Các bạn hãy ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp dùng để chữa trị nhiệt miệng hiệu quả dễ làm được sử dụng phổ biến. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.

Nước khế
cach-chua-nhiet-miengKhế cũng là cách giúp chữa trị nhiệt miệng cực tốt. Bạn lấy khoảng 2-3 quả khế rửa sạch và giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa chọn loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Cỏ mực

Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa trị đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Lá rau ngót

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc

Cà chua

Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.

Vỏ dưa hấu

Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa trị nhiệt miệng, lở miệng.

Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

 Củ cải trắng

Giã củ cải sống 300 g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi

 

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN