Viêm khớp dạng thấp cần điều trị sớm

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, viêm nhiều khớp mạn tính, nữ mắc bệnh chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới (tỷ lệ giữa nam và nữ là 1/3). Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể để lại nhiều hậu quả xấu cho người bệnh. Bệnh được chữa khỏi với điều kiện là phải chẩn đoán sớm, chính xác, điều trị đúng phác đồ và người bệnh phải kiên trì điều trị.

Khớp nào hay bị viêm?

Ở nước ta có khoảng 0,55% dân số mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, tuổi từ 40 – 60 chiếm tỷ lệ cao (70%). Cho đến nay thì nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp chưa được làm sáng tỏ. Do chưa tìm thấy nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp một cách chắc chắn cho nên việc điều trị cũng gặp không ít khó khăn. Bệnh mang tính chất mạn tính, gây đau, sưng khớp, viêm bao hoạt dịch, dây chằng, gây bào mòn xương, hủy xương tại khớp một cách từ từ và phá hủy sụn khớp.

Các khớp thường bị viêm sớm nhất và hay gặp nhất là bàn tay, cổ tay rồi đến khớp bàn chân – ngón chân, khớp bàn – ngón tay, khớp bàn – ngón chân. Các khớp thường bị sưng, đau kéo dài và đối xứng nhau. Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng thì tốc độ máu lắng tăng,  tỷ lệ CRP tăng cao (C- Reactive Protein), có yếu tố dạng thấp RF xuất hiện (Rheumatoid Factor), chụp Xquang khớp bị đau thấy có hình ảnh biến đổi của xương (mất vôi, hình dải hoặc xói mòn hoặc khuyết xương ở khớp bàn tay – ngón tay, bàn chân – ngón chân hoặc hẹp khe khớp hoặc dính khớp). Nhiều trường hợp viêm khớp dạng thấp có nốt thấp xuất hiện dưới da.

Có thể để lại di chứng?

Thống kê cho thấy, hậu quả của viêm khớp dạng thấp có thể để lại di chứng biến dạng khớp bị viêm, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng từ 10 – 15%). Tuy nhiên, biến chứng của viêm khớp dạng thấp còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh và số lượng khớp bị viêm. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu số lượng khớp bị sưng và đau nhiều; thời gian mắc bệnh kéo dài trên 1 năm; các hình ảnh tổn thương xương thể hiện trên phim chụp Xquang thấy rõ (xương bào mòn, hẹp khe khớp…); tốc độ máu lắng và chỉ số CRP tăng cao thì nguy cơ để lại di chứng là rất lớn.

Một số yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh như người bệnh viêm khớp dạng thấp có kèm bệnh tim mạch thì có thể làm bệnh nặng thêm hoặc mắc thêm bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Đối với viêm khớp dạng thấp cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng hơi giống viêm khớp dạng thấp như  đau nhức xương hoặc mỏi cơ hoặc mỏi khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến… Đây là những bệnh thuộc về khớp nhưng phản ứng huyết thanh về yếu tố RF âm tính, viêm khớp không đối xứng ở một hoặc nhiều khớp, các bệnh này thường gặp ở nam giới. Hoặc một số bệnh có liên quan đến khớp nhưng không phải viêm khớp dạng thấp như Lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp hoặc viêm khớp do liên cầu nhóm A (S. pyogenes) gây thấp tim tiến triển.

viem-khop-dang-thap
Khớp bị tổn thương do viêm khớp dạng thấp gây nên

Bệnh nhân nên làm gì khi bị viêm khớp dạng thấp?

Người bệnh không nên tự mua thuốc hoặc nghe sự chỉ dẫn của dược tá bán thuốc ở các quầy thuốc tư nhân mà mua thuốc điều trị. Làm như vậy bệnh không những không khỏi mà đôi khi còn nặng hơn, nguy hiểm hơn nhất là dùng không đúng chỉ định. Không được tiêm bất cứ loại thuốc gì vào vùng đau của khớp khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp. Đối với phụ nữ trong thời gian mang thai mà bị viêm khớp dạng thấp thì phải được chỉ dẫn tỉ mỉ của thầy thuốc chuyên khoa khớp; cần ăn uống đủ chất, làm việc và chế độ sinh hoạt điều độ.

Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên có chế độ sinh hoạt hợp lý và rèn luyện cơ thể đều dặn nhằm tránh biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ. Tập thể dục thường xuyên nhưng trong giai đoạn bệnh cấp tính thì cần nghỉ ngơi nhưng không có nghĩa là nghỉ hoàn toàn (tức là không làm các động tác căng cơ mạnh) như phải vận động nhẹ nhàng các khớp, căng nhẹ các cơ để hạn chế cứng khớp. Khi bệnh đã thuyên giảm thì nên đi bộ hoặc tập các động tác thể dục nhẹ nhàng hợp với sức mình để tăng sức mạnh cho các cơ bắp.

Dinh dưỡng hợp lý như đa dạng nguồn dinh dưỡng, ăn nhiều rau, quả, cá, thịt trắng (thịt gà), giảm ăn ngọt. Một số thức ăn có giàu chất omega -3, các loại acid béo không no như mỡ cá, dầu cá giúp giảm đau, cứng khớp thì nên tận dụng. Nên đi khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thuận lợi hơn, nếu thấy cần kết hợp điều trị giữa nội khoa, ngoại khoa hoặc lý liệu pháp thì bác sĩ sẽ tư vấn kịp thời cho người bệnh biết. viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, người bệnh và gia định bệnh nhân thì hiệu quả điều trị sẽ được tăng lên.

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả với PQA Dưỡng Cốt

duong-cot-pqa-dieu-tri-dau-nhuc-xuong-khop



yeu-cau-tu-van Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA: 0228.86.23456 (Hotline 24/7)

Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 - 0964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Dược phẩm PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN