Phụ nữ và trẻ em cần cảnh giác với bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu thường gặp ở phụ nữ và trẻ em

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, thống kê trên 196 nước từ năm 1993 đến năm 2005, thì tổ chức y tế thế giới đã cho thấy tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ khoảng 30%, đặc biệt bệnh thiếu máu diễn ra ở phụ nữ mang thai thì bệnh thiếu máu có nguy cơ tăng đến 40%

Tại Việt nam theo thống kê của viện dinh dưỡng hà nội từ năm 2009 đến 2010 cho thấy phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ có tỉ lệ thiếu máu khoảng 29%,  phụ nữ trong thời kỳ mang thai có xu thế mắc bệnh cao hơn  chiếm khoảng 36%

Đối với trẻ em ở lứa tuổi dưới 5 tuổi bệnh thiếu máu chiếm tỉ lệ cũng khá cao khoảng 29% 

benh-thieu-mau

Tại sao phụ nữ và trẻ em là đối tượng mắc bệnh thiếu máu não nhiều như vậy?

  • Đối với phụ nữ mang thai thì do phải mang đứa bé trong bụng, phải nuôi đứa con, sau khi sinh lại phải cho con bú cho nên nhu cầu về máu, nhu cầu về các chất dinh dưỡng tạo máu cao hơn, chính vì vậy có nhiều nguy cơ bị thiếu máu hơn so với các đối tượng khác
  • Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi, dưới 6 tháng tuổi thì đứa bé này nhận được viện trợ từ người mẹ sang nên máu còn đủ, sau 6 tháng thì cái viện trợ tù mẹ sang con nó có chất sắt nên giảm đi có khi hết chính vì vậy ở độ tuổi này cũng dễ bị thiếu máu, thứ 2 là do chúng ta cho ăn dặm không có đúng, không phù hợp cũng rất dễ bị thiếu máu.

Đây chính là lý do tại sao phụ nữ và trẻ em thường hay thiếu máu

Những biểu hiện nhận biết bệnh thiếu máu

Để nhận biết thiếu máu, thì theo chúng ta biết về máu có 1 tế bào gọi là hồng cầu, tế bào này có màu hồng bởi vậy chúng ta thấy máu thường có màu hồng, và nó cũng làm cho màu da của chúng ta có màu hồng, do vậy triệu chứng đầu tiên, biểu hiện đầu tiên để nhận biết người mắc bệnh thiều máu thì nhìn người ta sẽ không còn hồng hào nữa.

Ngoài ra hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển các chất carbonnic, oxy, c02 đi đến các tế bào trên khắp cơ thể cho nên khi mà thiếu máu các chất carbonnic, oxy, c02 trên các tế bào nó không có đủ cho nên sẽ biểu hiện toàn thân, ví dụ như trên đầu có các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, có ù tai, hoa mắt, buồn nôn

dau-dau-chong-mat-buon-non

Khi chúng ta bắt gặp một người có biểu hiện như da không còn hồng hào và có các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, có ù tai, hoa mắt  thì chúng ta nghĩ ngay đến bệnh thiếu máu

Tuỳ theo các nguyên nhân mà chúng ta có những triệu chứng thiếu máu nặng hay nhẹ. Có những người bị thiếu máu nặng có thể bị ngất xỉu, hoặc khó thở phải nhập viện cấp cứu có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

Những hệ luỵ của bệnh thiếu máu với cuộc sống

  • Máu rất quan trọng đối với cơ thể như ban đầu tôi trình bày, Hồng cầu vận chuyển oxy cho đến tất cả các tế bào trên cơ thể, như vậy khi mà thiếu nó, các tế bào trong cơ thể hoạt động không có tốt và sẽ giảm chức năng, ví dụ như thiếu máu lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tim, có thể tim bị suy ảnh hưởng đến thận, ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan khác.
  • Nếu mà thiếu máu nhẹ sẽ dẫn đến cơ thể của người đó mệt mỏi, làm việc sẽ kém chất lượng, giảm khả năng lao động.
  • Đối với trẻ em sẽ làm ảnh hưởng đến bộ não gây ra chậm suy nghĩ, ngu đần, học kém

Th.s – Bác sĩ Hồ Thị Tuyết – Trưởng bộ môn huyết học Trường ĐH y dược Cần Thơ

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN