Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ

Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà mà không cần phẫu thuật, cắt trĩ

   Trĩ là hiện tượng các mạch máu vùng hậu môn căng to dễ chảy máu. Trĩ là bệnh thường gặp, gặp nhiều ở người lao động tĩnh tại, táo bón kéo dài.

benh-tri

Biểu hiện của bệnh trĩ:

– Đi ngoài ra máu đỏ tươi: mức độ chảy máu đa dạng có thể chảy nhiều cũng có thể rất ít: máu chảy thành giọt hay thành tia hoặc chỉ thấy máu chảy ra ngoài khi chùi bằng giấy.

– Cảm giác khó chịu ở hậu môn: đau, rát căng tức khó chịu, sưng đau hậu môn. Trĩ lâu ngày không điều trị sưng to, đôi khi để lại nhiều biến chứng làm cảm giác khó chịu, hậu môn tăng lên ngứa ngáy khó chịu, có thể chảy dịch.

– Toàn thân: Thường không thay đổi. Dấu hiệu thiếu máu có thể gặp chỉ ở các trường hợp trĩ có chảy máu. Trĩ chảy máu nhiều ngày không điều trị có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng đôi khi cần phải truyền máu

– Thăm khám hậu môn trực tràng: Nhìn ngoài có thể thấy búi trĩ to sa ra ngoài ống hậu môn hoặc bảo bệnh nhân rặn thấy búi trĩ to lòi ra ngoài.

Biến chứng của bệnh trĩ

          – Chảy máu kéo dài gây nên tình trạng thiếu máu

         – Nghẹt búi trĩ: Các búi trĩ xưng to căng, sa ra ngoài không tự đẩy lên được, thường đau khó chịu, càng cố đẩy lên càng đau.

          – Huyết khối búi trĩ: Tình trạng tắc mạch búi trĩ, búi trĩ xưng to không có cục máu đông. Trĩ to nhanh có máu đông đọng bên trong nên rất đau đôi khi có cảm giác sốt.

Chẩn đoán bệnh trĩ

3.1. Chẩn đoán xác định:

Chẩn đoán xác định bằng nội soi hậu môn trực tràng. Xác định các kiểu trĩ

Trĩ ngoại: là búi trĩ dưới đường lược, lòi ra khỏi ống hậu môn. Nhìn ngoài thấy búi trĩ.

Trĩ nội: các búi trĩ nằm trên đường lược, thường có 3 búi trĩ ở vị trí 11 giờ, 5 giờ và 2 giờ.

Khi có nhiều búi trĩ và các búi trĩ liên tục với nhau được gọi là trĩ vòng.

Trĩ hỗn hợp: Trĩ nội, trĩ ngoại kết hợp

 Phân độ trĩ

– Trĩ nội độ 1: Các tĩnh mạch giãn cương tụ, đội niêm mạc phồng lên trong lòng trực tràng, khi rặn không lòi ra ngoài.

– Trĩ nội độ 2: các tĩnh mạch trĩ giãn nhiều hơn và tạo thành các búi rõ rệt. Khi rặn các búi trĩ sa ra ở hậu môn và tự co lên được

– Trĩ nội độ 3: khi rặn nhẹ là sa ra ngoài không tự co lên được phải đẩy lên

– Trĩ độ 4: Búi trĩ to luôn sa ra ngoài không đẩy lên được.

 Điều trị bệnh trĩ

–  Điều trị nội khoa

Thay đổi lối sống là cần thiết khi bị trĩ

– Tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi hay đứng lâu

– Không ăn các chất kích thích chua cay, không rượu bia, thuốc lá

– Ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ tránh táo bón. Uống nhiều nước

– Các thuốc nhuận tràng nếu có táo bón: Nhuận tràng nhóm tăng tạo khối lượng phân, nhuận tràng thẩm thấu. Hạn chế dùng nhóm nhuận tràng kích thích.

– Tập luyện thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định.

Các phương pháp can thiệp điều trị trĩ nội:

– Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: đơn giản được áp dụng nhiều, giá thành rẻ. Có hiệu quả đối với trĩ nội độ 1-2 chảy máu, trĩ độ 3 có thể chỉ định khi búi đơn độc. Tác dụng không mong muốn: đau hậu môn, chảy máu sau thắt, loét (do thắt vào cả vùng da lành), đau.

– Dụng cụ thắt trĩ sung với đầu súng lắp sẵn vòng cao su, trên tay cầm có kênh để hút. Khi đưa dụng cụ thắt trĩ sát vào búi trĩ và hút bằng máy hút để búi trĩ chui ra vào trong sau đó bấm để vòng cao su tụt ra bám sát chân búi trĩ.

Sau thắt khoảng 2-3 ngày búi trĩ tự rụng, các đợt điều trị tiếp nên thực hiện sau 10-14 ngày để cho vết thương lành sẹo.

– Laser: ít được áp dụng, hiệu quả không cao, có nguy cơ gây trĩ hoại tử, áp xe hóa.

* Điều trị bằng thuốc:

– Thuốc có tác dụng tăng cường hệ tĩnh mạch: Thuốc có tác dụng tăng cường sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch: Daflon, Ginkofort (Tác dụng không mong muốn của thuốc là: Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật)

– Đường tại chỗ: Thuốc bôi hay viên đặt: là thuốc hỗ trợ giúp tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau.

Chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền

 Nguyên nhân bị trĩ

Y học cổ truyền đã tổng kết các nguyên nhân của bệnh trĩ, không chỉ là do ở vùng hậu môn trực tràng gây ra mà chủ yếu là do cơ thể mất cân bằng âm dương, cộng thêm ngoại cảm, nội thương, đó là các yếu tố sau:

– Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhiều, quá no hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo hoặc uống nhiều rượu; ăn nhiều thức ăn có tính kích thích như ớt, gừng, tỏi, làm cho cơ thể bị nóng, gây toát mồ hôi, khiến hậu môn bị dồn máu, đau rát, gây ra bệnh trĩ.

– Táo bón: nhịn đại tiện lâu, đến khi đại tiện, phân khô rắn làm rách hậu môn gây chảy máu, đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

– Làm việc quá sức: ngồi lâu làm cho quá trình máu lưu thông không đủ, làm ruột và dạ dày bị tổn thương dẫn đến tích tụ khí huyết gây ra bệnh trĩ.

–  Mắc bệnh mạn tính: tiêu chảy, kiết lỵ kéo dài, ho lâu ngày làm khí huyết bị tổn thương, khí hư tích tụ, từ đó gây ra bệnh trĩ.

– Bị tà khí xâm nhập: trong Kim quỹ yếu lược có ghi: Ruột non bị lạnh, đại tiện ra máu, bị nóng gây ra bệnh trĩ, khi cơ thể bị nhiễm lạnh, nóng đều có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ

– Phụ nữ mang thai, kinh nguyệt không đều: phụ nữ mang thai, kinh nguyệt không đều có thể làm cho mạch máu ở tĩnh mạch không thông, từ đó gây ra bệnh trĩ. Phụ nữ khi đẻ dùng sức rặn nhiều

– Yếu tố tình cảm: y học cổ truyền rất coi trọng đến các trạng thái tình cảm của con người, do ðó mới có cách nói, vui quá có thể làm ảnh hưởng đến tim, buồn làm ảnh hưởng ðến gan. Vui, buồn thất thýờng , khí huyết xâm nhập vào ðại tràng, tạo thành cục dễ gây ra bệnh trĩ.

– Tạng phủ suy yếu: tạng phủ suy yếu, lại bị nhiễm lạnh hoặc nóng trong, làm cho khí huyết tích tụ, tập trung ở hậu môn, từ đó dễ gây ra bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại theo y học cổ truyền

 Biện chứng của trĩ

Người bệnh có tích thấp nhiệt lâu ngày nên cần phòng tránh thấp và nhiệt. Thấp hại tỳ.

Thấp liên quan đến điều kiện sinh sống làm việc nơi ẩm thấp kéo dài hoặc ăn nhiều chất nhờn béo.

Tỳ là cơ quan có chức năng vận chuyển biến hóa thức ăn. Tỳ thống nhiếp huyết nghĩa là giúp dòng máu lưu thông. Nếu máu thoát ra ngoài mạch là tỳ yếu. Lo nghĩ hại tỳ.

Can có chức năng tàng huyết – uất ức kéo dài sẽ sinh nội nhiệt – nhiệt cũng làm máu dễ chảy ra ngoài, ăn uống các chất cay nóng cũng tăng sinh nhiệt.

Việc búi trĩ hay giang môn sa ra ngoài là do khí hư, tỳ khí hư không có khả năng nâng lên. Nhưng đã nói đến khí không thể không nói đến phế. Phế chủ xuất nhập khí. Phế khí yếu sẽ làm cho ăn uống kém như vậy lại ảnh hưởng đến tỳ khí. Cơ thể muốn khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động điều hòa thì khí và huyết của cơ thể phải đủ và lưu thông. Khí lưu thông huyết mới lưu thông. Huyết lưu thông thì khí cũng lưu thông. Người ngồi lâu ở một tư thế, hay bị lỵ mà phải rặn nhiều sẽ làm rối loạn lưu thông khí huyết. Huyết ứ trệ, gây căng dãn mạch vùng môn. Càng ứ lâu lưu thông huyết càng kém và mạch càng dãn có thể vỡ mạch sinh chảy máu đó là trĩ xuất huyết. Phòng bệnh trĩ là luôn giúp cho khí huyết đủ và lưu thông. Công việc phải ngồi xổm nhiều, người lao động khiêng vác nặng mệt nhọc hay thời điểm sinh đẻ, phụ nữ phải rặn nhiều đó là điều kiện thuận lợi để trĩ hình thành hay đã bị trĩ sẽ nặng thêm.

Điều Trị Bệnh Trĩ Theo Y Học Cổ Truyền

Theo cổ phương

Các giai đoạn trĩ nội và trĩ ngoại được phân chia như sau.

Trĩ nội: chia làm 4 thời kỳ:
  1. Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.
  2. Khi đại tiện búi tri lòi ra, sau đó trĩ lại tự co được.
  3. Khi đai tiện trĩ lòi ra, xong trĩ không tự co lên được, lấy tay ấn đám trĩ co lên.
  4. Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn nghèo.
Trĩ ngoại: chia làm 4 thời kì
  1. Trĩ lòi ra ngoài.
  2. Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo.
  3. Tri bị tắc gây đau, chảy máu.
  4. Trĩ bị viêm, nhiễm trùng ngứa và đau.

Phương pháp chữa trị: bệnh trĩ có hai loại: dùng thuốc uống trong để chống chảy máu, chống nhiễm trùng, làm nhỏ búi trĩ dùng thuốc, các thủ thuật ngoại khoa để gây búi trĩ hoại tử, rụng và cắt các búi tri.

 CHỮA TRĨ BẰNG PHƯƠNG THUỐC BỔ TRUNG ÍCH KHÍ

Tất cả những thuốc có ghi công dụng chữa trị bệnh của tây y cũng như đông y, đều là chữa trị vào ngọn là dấu hiệu bệnh, còn riêng thầy thuốc đông y giỏi thì dùng thuốc để chữa trị gốc theo ngũ hành tạng phủ theo nguyên tắc con hư bổ mẹ.

Do đó tên thuốc Bổ Trung Ích Khí có nghĩa như sau :

(nếu làm thành viên thì gọi là Bổ Trung Ích Khí hoàn, nếu là thuốc thang thì gọi là Bổ Trung Ích Khí Thang…)

Đông y chia tam tiêu làm thương tiêu, trung tiêu, và hạ tiêu tức là khí huyết tuần hoàn ở 3 vùng cơ thể. Thuốc làm bổ ích khí ở trung tiêu thuộc tỳ vị gọi là Bổ Trung Ích Khí là loại thuốc căn bản tiêu chuẩn có thành phần và liều lượng nhất định mà công hiệu của nó có kết qủa giống nhau từ mấy ngàn năm, nên được bào chế sẵn.

Theo ngũ hành phổi thuộc hành kim, trung tiêu tỳ vị thuộc hành thổ. Do lý thuyết Con hư bổ Mẹ, nên phổi hư thì bổ tỳ vị, nên được dùng Bổ Trung Ích Khí giúp tỳ vị kích thích ăn ngon, hấp thụ chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu để nuôi phổi, không làn cho thức ăn biến thành đàm vào phổi làm cho phổi bị bệnh thêm.

Nếu nói theo chuyện đời, mẹ đi làm có tiền lương dư dả, nuôi con ăn học, con học rất giỏi, nhưng bỗng nhiên đứa con vắng mặt không đi học, cô giáo cho rằng học sinh này hư hỏng. Thực ra học sinh này không hư hỏng, chính mẹ của em không còn tiền cho em đi học. Bây giờ muốn cứu con phải bổ mẹ, tìm cho mẹ có công ăn việc làm để có tiền cho con ăn học tiếp. Đó là con hư bổ mẹ, chứ thật sự mẹ không có bệnh.

Cách chữa trị bệnh trĩ theo ngũ hành 

Thổ sinh kim là dùng thuốc thuộc thổ là thuốc bồ tỳ vị để nuôi kim là phổi.
Kim sinh thủy là dùng thuốc bổ phổi để nuôi thủy là thận.
Thủy sinh mộc là dùng thuốc bổ thận để nuôi mộc là gan.
Mộc sinh hỏa là dùng thuốc bổ gan để nuôi hỏa tâm.
Hỏa sinh thổ là dùng thuốc bổ tim để nuôi tỳ vị thổ…

Chỉ có những thầy thuốc biết bắt mạch mới biết cho thuốc theo ngũ hành, còn người bán thuốc thì bán thuốc theo công dụng chữa trị ngọn, và luật thương mại bán thuốc thì phải ghi công dụng chữa trị bệnh, nên phải ghi công dụng chữa trị ngọn của thuốc Bổ Trung Ích Khí được ghi như sau : Trị cơ thể suy nhược, khí hư huyết trắng, sa tử cung, trĩ, tỳ vị suy yếu hư hàn, thức ăn biến thành đàm.

 ( Tài liệu tham khảo: Bài Giảng Y học Cổ Truyền tập 1 & 2 của ĐH Y Hà Nôi, Bệnh Học Nội Khoa Tập 1&2)

Bật mí cho bạn Sản phẩm “Thăng Dương Khí” ứng dụng sản xuất từ  bài ” Bổ Trung Ích Khí” hỗ trợ điều trị bệnh trĩ với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, cho bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, dẻo dai.

Thang-duong-khi

Lựa chọn số một cho các bệnh nhân trĩ

Quý khách có nhu cầu tư vấn về sản phẩm, xin vui lòng gọi về Hotline để được các Dược sỹ đại học tư vấn sức khoẻ miễn phí (24/7)


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN