Mẹo trị sổ mũi bằng cây thuốc dân gian an toàn hiệu quả
Đông y trị sổ mũi như thế nào?
Sổ mũi là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi là ở người lớn. Bệnh tuy không gây ra nguy hiểm nhưng làm người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cháo hành tía tô trị chứng sổ mũi hiệu quả
Những bài thuốc dân gian khi điều trị bệnh thường rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ bởi vậy cả người lớn và trẻ nhỏ đều sử dụng được.
Các bài thuốc dân gian trị chứng sổ mũi thường dùng
Cháo hành tía tô
Tía tô được ví như là vị thuốc đông y chuyên dùng để trị các triệu chứng cảm rất hiệu quả. Vì vậy khi bị sổ mũi do cảm có thể nấu cháo tía tô ăn để giải cảm rất tốt. Đối với trẻ em thì cần nấu cháo hơi loãng, lá tía tô phải rửa sạch, thái thật nhỏ để bé dễ nuốt và dạ dày dễ tiêu hóa. Các tinh dầu trong lá tía tô sẽ giúp người bệnh dễ chịu không còn triệu chứng khò khè, sụt sùi mũi.
Tinh dầu tỏi
Sử dụng tỏi là một trong những cách điều trị cúm tại nhà khá hiệu quả. Bên cạnh đó người ta thường sử dụng tinh dầu tỏi để trị chứng sổ mũi rất hiệu nghiệm. Cách này phù hợp và hiệu quả với trẻ nhỏ. Nếu bé không chịu uống tinh dầu tỏi thì có thể cho 1 chút tỏi vào trong cháo, hoặc nướng tỏi lên cho thơm, như vậy bé sẽ dễ ăn hơn.
Cây cứt lợn
Dùng vài cây cứt lợn rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước. Dùng bông thấm nước rồi nhét vào hai bên mũi, lưu ý không nên nhét cùng một lúc 2 lỗ mũi, mà nên nhét từng bên một để việc thở không bị khó khăn. Cách làm này sẽ thấm hút hết dịch mủ từ trong xoang mũi ra ngoài, khi đã thấm hút xong bạn xì hơi cho nước mũi chảy ra hết.
Theo các Y sĩ y học cổ truyền trong cây cứt lợn có nhiều tinh dầu rất tốt có tác dụng chống dị ứng, chống viêm lại rất lành tính vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Cây cứt lợn có tác dụng trị sổ mũi
Gừng và mật ong
Trẻ em: Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, cắt gừng thành từng lát mỏng, nghiền nát rồi cho thêm 2 thìa mật ong và 1 muỗng nước lọc trộn đều. Mỗi ngày cho bé uống 2-3 thìa cà phê vào sáng và chiều.
Người lớn: Cắt gừng thành từng lát sau đó đem đun cùng mật ong với lượng vừa đủ. Dùng lát gừng ngậm ăn hàng ngày, sau một thời gian sử dụng là triệu chứng sổ mũi sẽ thuyên giảm hẳn.
Hành hoa
Dùng khoảng 2-3 cây hành hoa, sử dụng phần lá. Ngâm cùng nước muối rửa sạch sau đó cắt hành hoa thành từng khúc nhỏ. Chẻ đôi hành hoa ra làm 2 phần, dùng mặt phía đắp lên cánh mũi, đắp cả 2 bên. Vị hăng của hành hoa sẽ làm thông mũi hiệu quả, mũi sẽ không còn bị tắc, ít dịch và thở dễ dàng hơn.
Các phương pháp trị sổ mũi bằng cây thuốc dân gian ở trên đều hết sức an toàn cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, nếu triệu chứng chỉ mới xuất hiện thì bệnh sẽ khỏi rất nhanh. Đối với những triệu chứng kéo dài thì cần đi thăm khám bác sĩ để có thuốc điều trị thích hợp, không nên tự điều trị tại nhà, đặc biệt là trẻ em vì dễ gây biến chứng đồng và nhờn thuốc về sau.
Trị viêm mũi dị ứng bằng thảo dược
Theo quan điểm của y học cổ truyền, nguyên nhân viêm mũi dị ứng là do: Ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt làm phế khí bị mất điều hòa gây ra.
Muốn điều trị nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng thì phải: Khu phong tuyên phế. Làm giảm và dứt điểm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm Xoang.
Trị viêm xoang hiệu quả bằng thảo dược
Theo đông y, nguyên nhân viêm xoang do cơ địa dị ứng nhiễm trùng (huyết nhiệt) dị ứng do lạnh (phế khí hư, vệ khí hư) gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc… mà gây ra bệnh.
Muốn trị dứt điểm bệnh viêm xoang thì phải:
Dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt giải độc. Giúp mũi xoang và đường thở được thông thoáng làm giảm các triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi.
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA: 0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 - 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia Chat facebook với Chuyên gia
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia