Khói hương ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân hen phế quản

Người bệnh hen phế quản nên tránh xa khói hương

Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Tuy nhiên, khói hương lại chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluene, xylenes… là nguyên nhân trực tiếp gây kích ứng đường hô hấp, có thể dẫn đến hen, ung thư hoặc tử vong.

Khói hương hiểm họa khôn lường từ các bệnh đường hô hấp

Lý giải về nguyên nhân gây nên hiện tượng dị ứng với khói hương, PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn – Giám đốc Trung tâm Dị ứng và miễn dịch lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trước đây, các nguyên liệu làm hương đa số có nguồn gốc từ cây trầm. Nhưng hiện nay, do thị hiếu rất ưa chuộng loại hương cuốn tàn (loại hương khi thắp lên, thân cuốn cong) vì quan niệm của nhiều người cho rằng như vậy mới có lộc. Để có được loại hương cuốn tàn này, một số nhà sản xuất đã tẩm hóa chất axít phosphoric (H3PO4) để ngâm tăm hương, nhiều trường hợp bột làm thân hương được trộn lẫn mùn cưa và một số hóa chất có mùi hương tự nhiên.

benh-hen
Khi bị đốt cháy, hóa chất có trong tăm hương và bột làm than hương sẽ theo khói hương tỏa ra, nếu hít phải nhiều lần trong phòng kín có thể gây khởi phát cơn hen. TS. Đoàn cho biết: Hen phế quản là một bệnh có rất nhiều nguyên nhân gây nên như: yếu tố di truyền; dị ứng và cơ địa dị ứng; nhiễm khuẩn đường hô hấp; ô nhiễm môi trường; nghề nghiệp; khói thuốc lá; thức ăn; thời tiết. Ngoài ra còn có các dị nguyên làm khởi phát cơn hen như: bụi nhà, nấm mốc, các chất thải sinh hoạt, phấn hoa, lông súc vật… Đáng lưu ý, khói hương cũng là nguyên nhân gây ra chứng khó thở, là dấu hiệu khởi phát của cơn hen phế quản ở những người có cơ địa dị ứng với khói hương hoặc ở người sẵn có bệnh hen phế quản.

Hạn chế tiếp xúc với khói hương

Để hạn chế tình trạng khởi phát cơn hen, điều quan trọng nhất đối với người bệnh là không tiếp xúc với dị nguyên. Khi người bệnh hen phế quản vẫn tiếp xúc với khói hương càng làm cho tình trạng bệnh càng trở lên nặng hơn, kéo dài dai dẳng, ngày càng nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến những bộ phận khác của cơ thể. Hiện nay, khí hậu lạnh ẩm là một trong những yếu tố rất dễ gây khởi phát cơn hen. Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia dị ứng miễn dịch lâm sàng, để kiểm soát tốt bệnh hen phế quản, trước tiên, người bệnh cần giữ ấm cơ thể, cần tránh và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây kích phát cơn hen như: dị nguyên (lông, chất thải của các vật nuôi, gián và nấm mốc, phấn hoa, khói bụi), hóa chất và một số thuốc; bỏ hút thuốc, tránh khói thuốc, giảm hoặc tránh ô nhiễm nghề nghiệp, tránh dùng các thức ăn hoặc thuốc gây dị ứng; phòng tránh và điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp… để giảm nguy cơ khởi phát cơn hen. Điều quan trọng là các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, hãy là “thầy thuốc của chính mình”.
Người bệnh hen phải thực hiện kiểm soát tốt theo chỉ dẫn để tránh cơn hen ác tính có thể nguy hiểm tính mạng. Bên cạnh đó, còn cần có chế độ sinh hoạt, làm việc và dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng. Khi có các biểu hiện bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN