Hiện tượng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị trớ sữa
Hiện tượng ọc sữa nôn trớ thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, nếu trẻ bị ọc sữa, nôn trớ 1 – 2 lần thì có thể không sao nhưng nếu trẻ thường xuyên xảy ra tình trạng này thì rất có thể trẻ đang liên quan đến một số bệnh lý nào đó.
Đầu tiên ta phải phân biệt được trẻ sơ sinh bị nôn hay bị trớ, vì 2 hiện tượng này là hoàn toàn khác nhau.
Trước tiên là trớ hay dân gian gọi là sựa sữa có thể do em bé bú no quá trớ 1 chút sữa ra thì không gọi là nôn. Khi nào nào mà nôn thì nó phải vọt ra thành vòi thì chúng ta mới gọi đó là trẻ nôn hay ọc sữa,
Tại sao chúng ta cần phân biệt giữa nôn và trớ sữa?
Chúng ta cần phân biệt rõ 2 hiện tượng ọc sữa (nôn) và trẻ sơ sinh bị trớ sữa là vì nếu trẻ bị trớ thì không có đáng ngại nhiều, nhưng nếu trẻ bị nôn có thể là 1 biểu hiện trong một bệnh lý nào đó.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị ọc sữa
- Trẻ sớ sinh có hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
- Trẻ sơ sinh thiếu canxi.
- Những bệnh lý về viêm màng não.
- Biểu hiện tắc về đường tiêu hoá
Trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng sinh lý
Chúng ta gọi hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng sinh lý bình thường bởi vì dạ dày của em bé ở lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi sơ sinh thì thường thường nằm ngang, nó không có nằm xéo từ trái qua phải làm cho sữa ứ lại trong dạ dày lâu hơn dẫn đến em bé dễ bị trớ.
Thứ 2 là nơi nối giữa thực quản và dạ dày cơ vòng của em bé nhỏ chưa được phát triển đầy đủ nên không khép được kín, khi em bé ăn no và thở làm cho sữa đi ngược lên thì chúng ta gọi trào ngược dạ dày thực quản do sinh lý cũng được mà gọi là bệnh lý cũng được bởi vì giai đoạn sau khi em bé lớn lên cơ vòng chắc lên thì sẽ không còn xảy ra hiện trượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa
Những em bé bị trớ sữa có thể do bú hơi nhiều quá, chẳng hạn là bú bình mà dùi lỗ to thì chúng ta cần dùi lại lỗ bình nhỏ cho em bé bú để tránh tình trạng bé bú hơi nhiều quá và làm cho sữa lắp đầy núm vú tức là đầy phần cao su đó.
Để phát hiện em bé bú hơi nhiều rất đơn giản chỉ cần để ý em bé khi bú nếu bình sùi bọt lên nhiều tức là quá nhiều hơi trong bình.
Khi dùi bình sữa chú ý nên tránh đường thở của bé như tránh trực diện vào cổ họng của bé dễ làm cho bé bị trớ.
Nếu em bé bị trớ sữa do thiếu canxi thì phải bổ sung canxi cho em bé để tránh tình trạng trớ sữa.
Đông y chữa trị và điều trị cho trẻ sơ sinh bị trớ sữa
Trẻ sơ sinh bị trớ các mẹ thường dùng thuốc chống nôn tân dược thường có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương làm cho trí não chậm phát triển, rối loạn trương lực cơ, giãn đồng tử, loạn thị, đi lại chậm chạp, mất thăng bằng, ăn chậm, nói chậm… nên các bà mẹ phải thật thận trọng khi cho bé sử dụng.
Ngày xưa khi chưa có sự phát triển của nền y học hiện đại khá các bà các mẹ thường sử dụng cây cỏ thiên nhiên cũng như các bài thuốc đông y để chữa trị nôn trớ cho con. Trong đó bài thuốc được sử dụng chữa trị cho trẻ sơ sinh bị trớ là bài thuốc Đinh Hương Thị Đế Thang được rất nhiều bậc tiền nhân sử dụng.
Chuyên gia tư vấn: |
Hãy nhấc máy và gọi tới số 0904 032 499 – 0969.878.299 để có thể nhận được mọi lời giải đáp thắc mắc của mẹ về tình hình sức khỏe của bé. Chuyên gia tư vấn của chúng tôi là các dược sĩ đại học, y sĩ lâu năm trong ngành sẵn sàng phục vụ 24/7 các mẹ về tình trạng sứ khỏe của bé
Bác sĩ: Võ Thị Ngọc Thoại – Chuyên khoa Nhi – Giảng viên Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Sưu tầm bởi PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia