Hen suyễn ở người cao tuổi

Khi thời tiết giao mùa, cơ thể người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch đã bị suy giảm. Trong đó hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là một bệnh của đường hô hấp. Bệnh hen suyễn rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.

Hơn nữa bệnh chưa được quan tâm đúng mực do nhiều người quan niệm chỉ có trẻ nhỏ mới có thể mắc căn bệnh này. Mức độ phát bệnh cũng nặng hơn người trẻ do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cũng như sự nhạy cảm nhận biết kém các triệu chứng. Cơn hen phế quản cấp tính thường đến nhanh và đột ngột và có thể gây tử vong cho bệnh nhân trong vòng vài phút khi nghẹt thở. Cơn hen thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố dị nguyên như nấm mốc, phấn hoa, mùi hoá chất, thức ăn gây dị ứng và thay đổi của cơ thể.

Vì vậy việc xử trí cơn hen phế quản cấp là hết sức quan trọng. Nhằm giúp cho các bệnh nhân tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Với mục đích giúp cho các bạn đọc có một sức khoẻ tốt hơn, đặc biệt là người cao tuổi có thể phòng bệnh hen suyễn. Trong bài viết này Chuyên gia tư vấn Công ty cổ phần Dược phẩm PQA sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn.

Tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh hen suyễn

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh hen suyễn ở nhiều quốc gia trên thế giới chiếm 4,5 đến 9%. Số bệnh nhân mắc bệnh này ở nhóm tuổi trển 65 chiếm 10% và tỉ lệ tử vong ở nhóm tuổi này cao gấp 14 lần.

Theo một số khảo sát của T.S Phạm Duy Linh và một số cộng sự của ông tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho thấy với dân số khoảng 300 triệu người tại Mỹ có khoảng 22 triệu người bị hen suyễn, gây ra khoảng 5000 ca tử vong, 2 triệu lượt phải cấp cứu và 500 nghìn lượt phải nhập viện mỗi năm.

Tại Tp. HCM tỉ lệ người mắc hen suyễn khoảng 5% dân số. Với tỉ lệ mắc bệnh cao như vậy, hen suyễn là một bệnh gây lại hậu quả khá nghiêm trọng. Bằng chứng ngày càng nhiều là nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì hen suyễn có thể gây ra suy giảm dài hạn chức năng phổi hay còn gọi là bệnh hen suyễn mãn tính. Trong đó có khoảng 1/2 lượng người mắc bệnh hen suyễn kéo dài từ lúc trẻ còn lại là những trường hợp mắc mới.

Ước tính có khoảng 0.1% người cao tuổi trên 65 tuổi mắc hen suyễn mỗi năm.hen-suyen-thuong-gap-o-nguoi-gia

Tại sao việc chuẩn đoán hen suyễn ở người cao tuổi lại gặp nhiều khó khăn?

Có nhiều lý do khiến việc chuẩn đoán nguyên nhân hen suyễn ở người cao tuổi gặp khó khăn.

Thứ nhất bệnh dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác mà người cao tuổi mắc phải như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, sẹp phổi, suy tim, viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, long phổi, trào ngược dạ dày.

Thứ hai: Việc dùng thuốc điều trị các bệnh mãn tính như suy tim, thoái hoá khớp, đái tháo đường, động mạch vành có thể làm che lấp các triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Thứ ba: Các yếu tố khởi phát bệnh ở người cao tuổi thường cho siêu vi như cảm cám hay các bệnh trầm cảm, lo âu cũng là yếu tố khởi phát bệnh ở người già.

Thứ tư: Người cao tuổi không còn nhậy bén trong việc nhận dạng ra các triệu chứng hen ho, do đó chỉ coi đây chỉ là những triệu chứng thông thường của tuổi già và phớt lờ những biểu hiện của bệnh.

Thứ năm: Do sự mô tả biểu hiện của bệnh không chính xác khiến cho bác sĩ chuẩn đoán sai bệnh.

Dấu hiệu nhận biết một cơn hen phế quản cấp ở người cao tuổi.

hen-nguoi-cao-tuoiNhững dấu hiệu báo trước của cơn hen thường thì bệnh nhân sẽ hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, có thể là mắt đỏ, khởi phát là ho thành cơn. Sau đó xuất hiện cơn khó thở mà chúng ta thường gọi là cơn hen.

Lúc đầu thì khó thở chậm, thở có tiếng cò cử mà tất cả những người xung quanh có thể nghe thấy. Sau đó khó thở sẽ tăng dần, bệnh nhân phải ngồi dậy tỳ tay vào thành giường để thở, đòi mở các cửa ra để thở.

Bệnh nhân thì mệt nhọc, toát mồ hôi, tiếng nói thì ngắt quãng. Bình thường cơn khó thở diễn ra từ 5 – 10 phút sẽ hết. Nhưng cũng có những bệnh nhân cơn khó thở sẽ kéo dài, có thể cả ngày không dứt cơn.

Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là 1 trận ho, khạc đờm trong quánh, dính. Hết cơn hen bệnh nhân mới ngủ được. Cơn hen thường xảy ra về đêm và khi thay đổi thời tiết. Nếu như cơn hen nặng bệnh nhân có thể khó thở liên tục, không nằm được, nói và ho khó khăn. Tình trạng kích thích vật vã, nhịp thở nhanh, lòng ngực co kéo. Bệnh nhân không xử trí kịp thời thì sẽ nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp.

Bệnh nhân tím tái, vã mồ hôi, lồng ngực căng phồng lên, rối loạn ý thức, không di động, thở chậm, suy tuần hoàn, có thể mạch nhanh, huyết áp tụt, nên có thể gây tử vong.

Điều trị hen suyễn hiệu quả bằng thuốc đông y gia truyền

pqa-hen-suyen-1

Siro-dung-cho-nguoi-lon-hen-450k

Để biết thêm thông tin về cách điều trị và phòng tránh cơn hen hiệu quả xin vui lòng liên hệ về số hotline của Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khoẻ Dược phẩm PQA.

Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khoẻ

DSĐH. Phạm Khánh Huyền: 0969.878.299

DSĐH. Phạm Thị Thơm: 0904.032.499

Dược phẩm PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN