hen phế quản ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe sinh sản

Phụ nữ không nên coi thường bệnh hen phế quản

 Người ta nghĩ rằng bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ trai nhưng thực tế không phải vậy. Căn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của hơn 4 triệu người Pháp và cướp đi sinh mạng của 1.000 người mỗi năm trên đất nước này, cũng ‘tấn công’ đến phụ nữ. Sau 35 tuổi, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới. Các đặc thù bệnh hen suyễn đối với phụ nữ phải được tìm hiểu kỹ hơn vì những thay đổi nội tiết tố là yếu tố quan trọng trong việc khởi phát bệnh. Dưới đây là giới thiệu tổng hợp về bệnh hen suyễn đối với phái nữ theo độ tuổi.

Bệnh hen chuẩn đoán đúng nhất ở tuổi trưởng thành

Ở trẻ em, bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến bé trai nhiều hơn bé gái (10% bé trai trong độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi mắc bệnh so với 6% bé gái cùng độ tuổi). Nhưng khi có sự tác động của hóc môn tăng trưởng, phụ nữ sẽ là đối tượng thường xuyên hơn của căn bệnh này. ‘Trong giai đoạn dậy thì, khoảng 12 tuổi, estrogen và progesterone đều có ảnh hưởng đến phế quản’, tiến sĩ Anne Prudhomme, Bệnh viện Bigorre (Pháp), cho biết.

 

hen-phe-quan-va-phu-nu
Thật không may, việc chẩn đoán bệnh cũng như theo dõi điều trị kém diễn ra phổ biến trong giới trẻ, bác sĩ khoa hô hấp lấy làm tiếc nói ‘điều này thể hiện rõ ở các em gái’. Và một khi phát hiện ra bệnh, cuộc sống của các cô gái sẽ bị xáo trộn hơn các chàng trai. Đầu tiên, họ bị cấm làm nhiều điều: trong thể thao (ngày nay được biết đến như là cách để bảo vệ bạn trước căn bệnh này), các em mắc bệnh bị hạn chế luyện tập. Tinh thần của các em cũng tồi tệ hơn: triệu chứng trầm cảm diễn ra phổ biến ở trẻ em mắc hen (tỉ lệ là 14,2 % so với 9,2% ở những người không mắc), nhưng tỷ lệ này còn cao hơn ở những em gái.

Bệnh hen phế quản và thuốc tránh thai

Người ta tưởng rằng việc uống thuốc tránh thai có thể thúc đẩy bệnh hen tiến triển ở một số phụ nữ, đặc biệt là những người gầy’ – tiến sĩ Camille Cut nói – ‘Nhưng điều đó không có gì rõ ràng và người ta chưa thấy loại thuốc tránh thai  nào có ảnh hưởng đến bệnh này’.

Bệnh hen phế quản và chu kỳ kinh nguyệt

‘Hen suyễn tiền kinh nguyệt là một dấu hiệu lâm sàng’, các bác sĩ khoa hô hấp giải thích.Theo nghiên cứu tiến hành năm 1980, 33% trong số 57 phụ nữ được hỏi cho thấy triệu chứng bệnh của họ nặng hơn trong khoảng giai đoạn tiền kinh nguyệt hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt.
Các vấn đề về hô hấp là một phần trong ‘sự khó ở’ thời kỳ tiền kinh nguyệt. Các phản ứng của phế quản (cơn co thắt diễn ra nhiều hơn, chất tiết nhiều hơn …) khiến biểu hiện triệu chứng tiền kinh nguyệt rõ rệt hơn, và ‘25% biểu hiện bệnh hen nặng xảy ra trong vài ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt’, Anne Prudhomme lưu ý. Những con số trên cho thấy bệnh hen có mối liên quan đặc biệt với hormone giới tính nữ.

Điều trị hen phế quản cho phụ nữ mang thai

Theo một nghiên cứu được công bố năm 2011, nguy cơ hen suyễn sẽ cao gấp hai đến ba lần đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh này. ‘8% phụ nữ mang thai bị hen suyễn, đó là thách thức thường xuyên đối với bác sĩ khoa sản’,

hen-phe-quan-va-phu-nu

Tuy nhiên, theo nữ bác sĩ này, ‘các bác sĩ không nên do dự: điều trị bệnh hen suyễn ở phụ nữ mang thai cũng giống như cho tất cả mọi người’. Duy trì điều trị là rất quan trọng bởi vì các vấn đề hô hấp trong khi mang thai có ảnh hưởng đến trọng lượng của em bé khi sinh và các biến chứng sản khoa khác. ‘Một nghiên cứu của Úc cho thấy rằng những đứa trẻ (có mẹ bị hen và người mẹ đó được điều trị tốt trong lúc mang thai) nhiễm các bệnh đường hô hấp ít hơn đứa trẻ khác trong những năm đầu đời’.

Hiểm họa từ thuốc tây y điều trị hen phế quản tác động đến phụ nữ mang thai

Tuy vậy, hơn 40% phụ nữ cho rằng corticosteroid dạng hít (ống thuốc dùng để cắt cơn hen) có hại cho thai nhi, và 20% phụ nữ bị bệnh hen suyễn giảm lượng thuốc điều trị trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Kết quả không khả quan lắm, có tới 64% trong số phụ nữ mắc bệnh dùng corticosteroid dạng hít trong trường hợp khẩn cấp, họ chỉ nhận được không nhiều hơn 38% tác dụng điều trị nếu họ đang có bầu! ‘Điều đó hoàn toàn không hợp lý’, bác sĩ khoa hô hấp khẳng định.

Hen phế quản ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào ở giai đoạn tiền mãn kinh

Tuổi già đi kèm với chức năng phổi suy giảm. ‘Hiện tượng này biểu hiện rõ đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Trong thời kỳ mãn kinh bệnh hen có nguy cơ gia tăng đáng kể, đặc biệt là đối với phụ nữ đang theo liệu pháp thay thế hóc môn, và đối với người hút thuốc hoặc phụ nữ gầy. Bà cũng cảnh báo: ‘Điều này không có nghĩa là chúng ta phải ngừng điều trị nội tiết tố. Nhưng bạn hãy nghĩ đến điều trị bệnh hen nếu bạn cảm thấy khó thở khi đang theo liệu pháp điều trị nội tiết tố

Điều trị hen phế quản bằng y học cổ truyền

Hen phế quản ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe , sinh hoạt và quá trình mang thai của người phụ nữ. Vì vậy mong muốn chữa trị bệnh hen phế quản là khao khát của tất cả người bệnh. Đặc biệt là những cô gái sắp bước vào cuộc sống hôn nhân những người sắp làm mẹ. Mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai để em bé sinh ra hoàn toàn an toàn và mạnh khỏe.

Đông y xưa có bài thuốc  Ma Hoàng Thang chữa trị trị bệnh hen phế quản. Với các thành phần thảo dược thiên nhiên như:

– Ma hoàng là Quân dược có tác dụng tăng tiết mồ hôi, phát tán phong hàn, giải cảm hàn, thông phế, giãn phế quản làm tăng lưu thông khí đường hô hấp nên giảm ho và giảm cơ co thắt khí quản, điều trị nguyên nhân gây ra ho, hen phế quản.

– Quế chi là Thần dược làm giãn mạch máu ngoại biên, tăng tuần hoàn ngoại biên nên có tác dụng giải cảm hàn. Mặt khác quế chi hiệp đồng với  Ma hoàng kích thích sự tiết mô hôi, điều trị cảm lạnh là nguyên nhân gây ra ho, hen phế quản

– Hạnh nhân là Tá dược có tác dụng giảm ho, giảm hen theo cơ chế giãn phế quản và long đờm, tăng lưu thông khí đường hô hấp, điều trị nguyên nhân gây ra ho, hen suyễn.

– Cam thảo là Sứ dược có công năng kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống,  điều hòa tác dụng các vị thuốc.

Để chữa trị bệnh chữa trị bệnh Ho Hen phải phát tán phong hàn liên tục từ 8-10 tuần, trong quá trình phát tán phong hàn có thể thấy các biểu hiện rất tốt như sau:

  • Phát tán phong hàn qua đường bì mao: người bệnh cảm thấy nóng lên, ra mồ hôi.
  • Qua đường đờm dãi: thấy khó thở, khạc nhổ ra nhiều đờm dãi.
  • Qua đường đại tiện: Đi ngoài phân nát
  • Qua đường nước tiểu: nước tiểu đục.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm ứng dụng từ bài thuốc Ma Hoàng Thang: TẠI ĐÂY

Sưu tầm bởi PQA

 


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN