Điều trị viêm phế quản mãn tính
Sơ lược về viêm phế quản và phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính là một tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền.
Định nghĩa này loại trừ các bệnh gây ho khạc mạn tính khác: lao phổi, giãn phế quản …
Phân loại
– Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi, có thể điều trị khỏi.
– Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
– Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.
Nguyên nhân và bệnh sinh
– Hút thuốc lá, thuốc lào: 88% số người nghiện hút thuốc bị viêm phế quản mạn tính. Khói thuốc lá làm giảm vận động tế bào có lông của niêm mạc phế quản, ức chế chức năng đại thực bào phế nang, làm phì đại và quá sản các tuyến tiết nhầy, làm bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu Protein. Khói thuốc lá còn làm co thắt cơ trơn phế quản.
– Bụi ô nhiễm: SO2, NO2, bụi công nghiệp, khí hậu ẩm ướt, lạnh.
– Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virus, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mạn tính phát triển.
– Cơ địa và di truyền: dị ứng, người có nhóm máu A dễ bị viêm phế quản mạn tính, Thiếu hụt IgA, hội chứng rối loạn vận động rung mao tiên phát, giảm a1Anti – tripsin.
– Yếu tố xã hội: cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.
– Cơ chế bệnh sinh chủ yếu do:
+ Biến đổi chất gian bào.
+ Mất cân bằng giữa Prote – aza và kháng Prote – aza.
+ Mất cân bằng giữa hệ thống chống oxy hoá và chất oxy hoá.
Triệu chứng lâm sàng
– Thường ở người trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào. Thường xuyên ho khạc về buổi sáng. Đờm nhầy trong, dính hoặc màu xanh, vàng đục, mỗi ngày không quá 200ml. Mỗi đợt kéo dài 3 tuần, tăng về mùa đông và đầu mùa thu.
– Đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính, thường xảy ra ở người già, yếu, do bội nhiễm. Có thể sốt, ho, khạc đờm và khó thở, có thể tử vong do suy hô hấp và tâm phế mạn.
– Ở người mắc bệnh lâu năm (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), lồng ngực biến dạng hình thùng, hình phễu, khó thở rút lõm cơ hô hấp, rút lõm kẽ gian sườn, phần đáy bên của lồng ngực co hẹp lại khi hít vào (dấu hiệu Hoo-ver), rút lõm hõm ức, khí quản tụt xuống khi hít vào (dấu hiệu Camp-bell). Gõ phổi vang trầm, nghe rì rào phế nang giảm, tiếng thở thanh-khí-phế quản giảm hoặc thô ráp, có thể có ran rít, ran ngáy và ran ẩm. Có thể có hội chứng ngừng thở khi ngủ, mạch đảo nghịch (chênh lệch huyết áp tâm thu khi hít vào và thở ra ≥ 10mmHg) cao áp động mạch phổi và tâm phế mạn.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Dựa vào tiêu chuẩn trong định nghĩa và triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
Chẩn đoán phân biệt
– Lao phổi: ho kéo dài, X quang có hình ảnh “phổi bẩn”.
– Giãn phế quản: ho và khạc đờm nhiều. Nhưng < 200 ml/24 giờ.
– Hen phế quản: cần chẩn đoán phân biệt với viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn, dùng test xịt sa bu ta môn 200 – 300 mg và đo FEV1, nếu FEV1 tăng không quá 15% là viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn.
– Ung thư phế quản: ho kéo dài. Xquang có hình ảnh u hoặc hạch chèn ép.
– Khí phế thũng: khi viêm phế quản mạn tính chưa biến chứng khí phế thũng.
Có thể căn cứ vào bảng sau để chẩn đoán:
Khí phế thũng | Viêm phế quản mạn tính. | |
Khó thở: | nặng | Vừa |
Ho: | có sau khó thở | Có trước khó thở |
Viêm đường thở: | ít | Thường xuyên |
Suy hô hấp: | giai đoạn cuối | Từng đợt cấp |
X quang: | giãn phổi, tăng sáng | Hình ảnh “Phổi bẩn” |
Sức cản đường thở (Raw): | tăng nhẹ | Tăng nhiều. |
Tiến triển và biến chứng của viêm phế quản mạn tính
– Tiến triển: từ từ nặng dần 5-20 năm, nhiều đợt bùng phát dẫn đến biến chứng khí phế thũng và tâm phế mạn, suy hô hấp.
– Biến chứng:
+ Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ.
+ Tâm phế mạn, cao áp động mạch phổi.
+ Bội nhiễm: viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi…
+ Suy hô hấp: cấp và mạn.
Điều trị viêm phế quản mạn tính
Đối với viêm phế quản mạn tĩnh, không có tắc nghẽn:
Cần dự phòng bằng cách:
Bỏ hút thuốc, tránh lạnh, tránh bụi, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng súc họng, nhỏ mũi. Tiêm vacxin đa giá: phòng chống cúm. Điều trị tốt bệnh tai mũi họng. Dùng vitamin A, C, E (chống oxy hoá).
– Khi có bội nhiễm phế quản:
+ Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
+ Hoặc dùng kháng sinh loại Gram
– Có thể dùng kháng sinh mạnh: Ru lít 150 mg x 2v / 24giờ hoặc Rô va 3 tr UI / 24 giờ .
+ Long đờm: Natri-ben-zoat 3% x 20 ml/24giờ
+ Vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế. Ngày 2-3 lần. Mỗi lần 15 phút-30 phút.
+ Chống co thắt phế quản: xịt hoặc uống Theo phi lin nếu nhiều đờm xịt
Đối với viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn ( COPD)
Ngoài các biện pháp trên cần thêm:
+ Chống viêm bằng nhóm cót ti cô ít: xịt giảm liều dần hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
+ Thở Oxy, thở máy, đặt nội khí quản hút rửa, chống suy tim khi có tâm phế mạn.
– Ngoài đợt bùng phát: cần điều trị dự phòng và tập thở bụng
Tìm hiểu về viêm phế quản mạn tĩnh và cách điều trị viêm phế quản mãn tính theo Y Học Cổ Truyền
Viêm phế quản là bệnh hay gặp thuộc phạm vi chứng khái thấu, đàm ẩm của Y Học Cổ Truyền được chia làm 2 thể viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính.
Nguyên Nhân
- Do ngoại Cảm Phong hàn, Phong nhiệt và Khí táo: Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể làm phế khí mất khả năng tuyên giáng gây ho, đờm nhiều. Khí táo về mùa thu làm tân dịch của phế bị giảm sút gây ho khan ngứa họng. về nội thương do công năng ba tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút, hàn thấp thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế làm phế thận âm hư, đều đưa đến ho, đờm nhiều.
Viêm Phế Quản Cấp
Thường do phong hàn, phong nhiệt và khí táo gây ra
- Phong Hàn
Giai đoạn đầu của phế quản cấp với các triệu chứng: ho ra đờm loãng, trắng, dễ khạc: sốt sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng rêu lưỡi mỏng, mạch phù. Phương pháp chữa trị viêm phế quản cấp là: sơ phong tán hàn, tuyên phế ( chữa trị ho, trừ đờm).
- Phong nhiệt
Gặp ở viêm phế quản cấp và viêm đợt cấp của viêm phế quản mạn với các triệu chứng: ho khạc ra nhiều đờm màu vàng, trắng dín, họng khô, họng đau, sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác. Phương pháp chữa trị: sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế ( chữa trị ho, trừ đờm).
- Khí táo
Gặp ở viêm phế quản cấp tính thuộc mùa thu, trời lạnh. Triệu chứng: ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, hộng khô, nhức đầu mạch phù sác. Phương pháp chữa trị: thanh phế nhuận táo, chỉ khái.
Viêm phế quản mạn tính và bài thuốc đông y từ PQA
Đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính thường được chữa trị như viêm phế quản cấp tính. Nếu không có đợt cấp thì chia làm 2 thể như sau:
- Đàm Thấp
Ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng, đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho nhiều ngực đầy tức, kém ăn, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoạt. Phương pháp chữa trị viêm phế quản mãn tính là: táo thấp hóa đàm chỉ khái.
- Hàn ẩm
Hay gặp ở viêm phế quản mạn tính kèm theo giãn phế nang ở người già giảm chức năng hô hấp, tâm phế mạn… với các triệu chứng ho hay tái phát, thở suyễn nhiều rên ẩm, trời lạnh ho tăng, đờm nhiều loãng trắng, sau khi vận động các triệu chứng trên càng rõ ràng hơn, có thể không nằm được, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược Phương pháp chữa trị viêm phế quản mãn tính là: ôn phế hóa đàm.
Siro PQA dùng cho người lớn ho
TS. Phùng Hoà Bình – ĐH. Y Dược Hà Nội tư vấn chữa trị viêm phế quản bằng Siro Ho Hen PQA
Nguồn: Dược phẩm PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia