Điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ khi giao mùa
phương pháp điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa
Đây là căn bệnh rất hay xảy ra ở trẻ, khi thời tiết chuyển mùa, các bé do hệ thống miễn dịch cơ thể còn yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, sổ mũi, viêm xoang cấp… Mời các mẹ hãy cùng tham khảo cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho bé được tư vấn bởi các bác sỹ đầu ngành về nhi khoa.
Trung bình người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên khoảng 2 – 4 lần mỗi năm và con số này còn cao hơn rất nhiều đối với trẻ em. Theo thống kê được nghiên cứu bởi các tổ chức y tế Hoa Kỳ, mỗi năm trẻ có thể bị viêm đường hô hấp trên cấp tính đến 10 lần. Vì vậy điều trị viêm đương hô hấp cho trẻ em một cách an toàn là vấn đề cần được quan tâm và lưu ý.
Tùy theo từng lứa tuổi và cơ địa của trẻ và tác nhân gây bệnh mà bệnh có biểu hiện và mức độ khác nhau.
Các bệnh viêm đường hô hấp
Viêm mũi họng do virus
Sau khi bị lây nhiễm 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu có biểu hiện của cảm lạnh với các triệu chứng thường gặp như:
Ngạt mũi, hắt hơi, nhảy mũi, chảy nước mũi. Ban đầu bé sổ mũi trong, sau đó nước mũi chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng trong vòng 2 – 3 ngày.
Trẻ có thể biếng ăn, ăn uống ít lại, khóc khi ăn do bị đau họng, nuốt khó, nuốt vướng.
Ho xuất hiện sau 4- 5 ngày do họng bị kích thích và nước mũi chảy xuống họng.
Bên cạnh đó trẻ có thể sốt (thường chỉ sốt nhẹ, nhưng đôi khi có thể lên đến 39-40°C), nhức đầu, viêm kết mạc mắt (sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt), hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…
Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện trong vòng 7 ngày và bé sẽ nhanh chóng hồi phục
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa phần 1
Viêm họng do vi khuẩn
Không có một tiêu chuẩn chắc chắn để phân biệt giữa viêm họng do virus hay vi khuẩn. Tuy nhiên, khả năng viêm họng do vi khuẩn được nghĩ đến khi triệu chứng viêm mũi họng kéo dài hơn 10 ngày hay tình trạng sức khỏe bé trở nên xấu đi sau 5-7 ngày đầu.
Viêm mũi xoang cấp ở trẻ
Biểu hiện thường tương tự với viêm mũi họng cấp nhưng triệu chứng dường như cải thiện trong vòng một tuần sau đó lại trở nên xấu đi.
Trẻ ngạt mũi, sổ mũi nhiều và kéo dài, nước mũi đục có màu vàng hoặc xanh. Tuy nhiên màu sắc của nước mũi không giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng viêm mũi kéo dài trẻ có thể bị giảm hay mất khả năng nhận biết mùi.
Đôi khi trẻ có thể mô tả được cảm giác nặng đầu, đau sau hốc mắt, đau tức vùng mặt, đau răng….
Trẻ có cảm giác rát hay khô họng do họng bị kích thích bởi dịch nhầy từ trên mũi xuống hay mũi bị ngạt mũi nhiều khiến trẻ phải thở bằng miệng.
Ngoài ra trẻ còn có thể sốt, ho (ho thường vào ban ngày, kéo dài trên 10 ngày), hôi miệng, mệt mỏi…
Trẻ bị viêm thanh thiệt cấp
Theo thống kê, tỉ lệ trẻ viêm thanh thiệt ở từng quốc gia khác nhau. Trung bình cứ 100.000 trẻ sẽ có 6 -14 trẻ mắc bệnh. Độ tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2-7 tuổi, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi lên ba.
Bệnh do vi khuẩn Hemophilus influenzae gây ra. Triệu chứng xuất hiện đột ngột, trẻ có các triệu chứng như sốt cao; hạch cổ hai bên; miệng ứ đọng nhiều nước bọt do đau họng, nuốt vướng, nuốt khó; thay đổi giọng nói hay mất tiếng; ho khan, khó thở… Bệnh diển tiến nhanh và nặng, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc, suy hô hấp.
Viêm thanh quản – viêm thanh khí phế quản cấp
Mọi người đều có thể mắc bệnh, độ tuổi thường gặp từ 6 tháng đến 6 tuổi, tập trung chủ yếu ở trẻ lên hai.
Sau vài ngày khởi bệnh với triệu chứng cảm lạnh hay viêm mũi họng thông thường, tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn. Trẻ khàn tiếng hoặc mất tiếng, thở rít, khò khè, thở co lõm hõm ức, ho…
Trẻ thường ho khan, tiếng ho ong ỏng như chó sủa. Cơn ho có thể đột ngột xuất hiện nhiều lần, nhất là trong đêm.
Khó thở, thở nhanh, ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ cũng là những dấu hiệu thường gặp. Trường hợp nặng bé có thể vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cách sử trí khi trẻ bị viêm mũi
Trẻ sốt: thuốc hạ sốt trên thị trường rất đa dạng, nhưng nhìn chung dược chất chính đều là paracetamol, chỉ nên sử dụng khi bé sốt từ 38oC trở lên, nếu sốt dưới nhiệt độ này chỉ cần cho bé mặc quần áo thoáng và uống nhiều nước, liều dùng của paracetamol từ 10 – 15mg/1kg cân nặng của bé (ví dụ: bé nặng 10kg có thể uống 1 lần từ 100 – 150mg paracetamol khi bị sốt). Nếu dùng thuốc hạ sốt rồi mà bé vẫn sốt cao, nên cho bé tắm nước ấm (làm ướt cả đầu) để hạ nhiệt nhanh, tránh tình trạng co giật do sốt cao.
Trẻ sổ mũi: nên lau mũi cho bé bằng khăn mềm, khô (tốt nhất là dùng khăn giấy mềm), vì như vậy bé sẽ mau hết sổ mũi, lại không bị đau mũi, đỏ mũi do lau mũi quá nhiều. Giữ ấm cơ thể cũng là một cách giúp bé mau hết sổ mũi, tuy nhiên vì là mùa hè, thời tiết nóng bức, nên không cần phải cho bé mặc quần áo quá dày, sẽ gây cảm giác khó chịu, chỉ cần tránh cho bé nằm ngay luồng quạt máy, luồng gió máy lạnh đang phà ra. Nhiệt độ phòng có thể chấp nhận được là trên hoặc bằng 25oC.
Trẻ nghẹt mũi: sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) nhỏ mũi để làm loãng mũi cho bé, sau đó hút sạch và ngoáy khô mũi bằng tăm bông khô, sạch.
Trẻ ho: ho trong viêm đường hô hấp có thể do tình trạng tăng tiết đàm nhớt, tăng xuất tiết, hoặc do co thắt các cơ đường hô hấp. Vì vậy, tùy theo cơ chế gây ho mà bác sĩ quyết định sử dụng thuốc giảm ho loại nào cho bé. Tuy nhiên, dù ho do bất kỳ cơ chế nào thì việc uống nhiều nước và vỗ lưng thường xuyên cho bé cũng là quan trọng, điều này giúp loãng đàm, long đàm, giảm ho cho bé.
Trẻ ói: ói có thể do đặc đàm, cũng có thể do bệnh trở nặng. Vì vậy, nếu đang điều trị bệnh mà thấy bé ói nhiều, nên cho bé tái khám để xem là do đàm quá đặc gây ói hay do bệnh đang tiến triển nặng hơn.
Trẻ biếng ăn: biếng ăn khi bệnh viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân: ở giai đoạn ủ bệnh, bé có thể đã có tình trạng mệt mỏi biếng ăn. Khi bị bệnh, biếng ăn xảy ra do bé bị đau họng, nghẹt mũi, do sử dụng kháng sinh dài ngày làm rối loạn hệ khuẩn ruột.
Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp
Bao gồm: tránh không để bé bị nhiễm lạnh, tránh cho rẻ em tiếp xúc với người bệnh. Những thành viên trong gia đình thường xuyên tiếp xúc với trẻ nếu có bệnh phải được điều trị ngay. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch, hạn chế cho trẻ đến các nơi nhiều bụi (khi ra đường nên cho trẻ mang khăn che mặt hoặc khẩu trang), hạn chế cho trẻ uống thức uống quá lạnh, khuyến khích trẻ uống nhiều nước, chăm sóc dinh dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. kết hợp thay đổi thói quen việc điều trị viêm đường hô hấp cho trẻ sẽ dễ dàng hơn.
Nguồn: thaoduocpqa.com.vn
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia