Công dụng của tâm sen chữa trị bênh mất ngủ
Thảo dược thiên nhiên chữa trị mất ngủ
Theo kinh nghiệm dân gian, khi mất ngủ thì người dân thường uống trà tâm sen để điều chỉnh cho giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra tâm sen còn giúp người dùng giải nhiệt trong tạng tâm, hạ huyết áp, giúp tinh khí điều hòa bền chặt và cẩm máu.
Tại sao tâm sen chữa trị được bệnh mất ngủ
Tâm sen là tim của hạt sen còn gọi là Liên tử tâm. Tên khoa học Embryo Nelumbinis. Tên vị thuốc là Liên tâm. Bộ phận dùng làm thuốc là Tâm của hạt sen. Tâm sen nằm trong các hạt sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt.
Thành phần hóa học: Tâm sen có chứa Alcaloid, flavonoid, acid amin. Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy tim sen (mầm) nằm giữa hạt sen có vị đắng tính hàn, tác dụng thanh tâm khử phiền, chỉ huyết sáp tinh. Dùng làm thuốc được ghi trong sách “Thực tính bản thảo” (đời cuối nhà Đường).
Liều thường dùng: 1,5 – 3g sắc uống. Tính vị quy kinh theo đông y tâm sen có vị đắng, tính hàn, vào kinh tâm. Công năng thanh tâm hỏa, trấn kinh, an thần, gây ngủ, bình can hạ áp. Chủ trị của liên tâm là tác dụng thanh nhiệt, dùng đối với bệnh ôn nhiệt tà nhiệt, khi tâm phiền bất an, mất ngủ, cao huyết áp. Liều dùng, cách dùng dược liệu: Ngày dùng 4 – 10g dạng thuốc sắc.
Một số lưu ý khi dùng tâm sen chữa trị bệnh mất ngủ
Tuy vậy trong tim sen lại có chứa độc tính vì vậy muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc có trong nó rồi mới dùng vào thang thuốc, có nghĩa là người ta phải sao tâm sen, nếu không sao sẽ không khử được độc tố có trong tim sen. Do đó khi tim sen phối hợp với lạc tiên thì kết quả lại tăng cao nhưng chỉ nên dùng với người lớn không nên sử dụng cho trẻ. Bởi vì tim sen có độc tính, mặt khác ngay cả người lớn khi dùng tâm sen có vị đắng, tính lạnh nên những người thực nhiệt uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ được. Ngược lại, trường hợp người hư nhiệt uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng tâm sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục. Do hàm lượng alkaloid cao nên tâm sen cho tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng trên tim, do đó cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Những người bị âm hư (không nên dùng) uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý, nữ thì kinh nguyệt xáo trộn.
Ngoài ra tim sen nếu không sao đúng sẽ có độc tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim. Còn việc dùng tim sen sao vàng nghĩa là sao để không còn màu xanh và không cháy đen (sao tồn tính) hoặc không sao thì như người ta dùng dao 2 lưỡi (bởi không sao sẽ không khử độc tố trong có trong tim sen). Y học cổ truyền cũng như dân gian có những món ăn bài thuốc chữa trị mất ngủ rất đơn giản, không độc, dễ làm như ăn canh bí đỏ khoai lang, chè hạt sen long nhãn, lá vông nem hoặc lá dâu tằm non xào với trứng, nước sắc dây nhãn lồng, mắc cỡ cũng giúp giảm các chứng mất ngủ, tim hồi hộp, suy nhược thần kinh, lo âu, căng thẳng do lao tâm lao lực làm việc quá sức, suy nhược cơ thể.
Một số bài thuốc trị bệnh khác từ tâm sen
Dưới đây là một số phương thuốc trị bệnh từ tâm sen. * Thanh tâm trừ phiền, chỉ huyết sáp tinh, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao gồm tâm sen, cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng, mỗi thứ đều có lượng bằng nhau cho vào trộn đều, mỗi lần lấy 1,5 – 3g cho vào hãm trà uống trong ngày. * Trị huyết áp cao, hay mờ mắt, đầu ong ong khó chịu: Tâm sen 4g, hòe hoa 10g, cúc hoa 8g. Ba vị sao vàng, pha như pha trà uống hàng ngày….
Sưu tầm bởi PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia