Chữa hen phế quản bằng đông y gia truyền
Chữa Hen Phế Quản Bằng Đông Y Gia Truyền Hen phế quản theo Y Học Hiện Đại
Hen phế quản là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhày phế quản. Cơn ho khó thở hồi phục (tự khỏi hoặc tự điều trị khỏi).
Hen phế quản là bệnh gặp rất phổ biến và xu hướng ngày một tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở Mỹ, hiện nay tần suất người bị hen phế quản khoảng 4.8%, ở Cu Ba có 9,74% dân số. Ở Việ Nam hen phế quản chiếm 2-6% dân số nói chung và khoảng 8-10% trẻ em.
Có nhiều nguyên nhân, song đều xảy ra 2 loại tổn thương chính là viêm mạn tính đường hô hấp và tình trạng tăng cảm ứng của phế quản. Dựa vào nguyên nhân mà người ta chia ra các thể bệnh chính gồm:
– Hen dị ứng (atopic asthma): Hen thường do kích thích của các tác nhân bên ngoài môi trường như bụi phấn hoa, lông súc vật và thực phẩm… Cơn hen thường xuất hiện bất ngờ nhưng cũng thoái lui đột ngột, dễ tái diễn. Bệnh thường gặp ở trẻ em và có tính gia đình rõ rệt.
– Hen không do dị ứng (nonatopic asthma): Bệnh thường do các vi khuẩn, virus gây nên viêm đường hô hấp mạn tính.
– Hen do thuốc: Có rất nhiều loại thuốc có thể gây ra cơn hen, thường gặp nhất là aspirin.
– Hen do nghề nghiệp: Người bệnh hít phải những loại bụi, các chất khí hoặc tiếp xúc các hoá chất kích thích co thắt phế quản và tăng tiết nhầy phế quản.
Hen Phế Quản Theo Đông Y
Theo đông y, Hen phế quản là thuộc phạm vi của chứng háo suyễn, đàm ẩm, là một bệnh xảy ra ở nguời có tình trạng dị ứng.
Nguyên nhân gây ra bệnh do cảm phải ngoại tà, ăn uống, tình chí thất thường, làm việc qua sức…về tạng phủ do sự thay đổi hoạt động của tạng phế và thận vì phế khí tuyên giáng và thận nạp khí, nếu phế khí nghịch, thận không nạp khí gây các chứng khó thở, tức ngực.
Bệnh có liên quan mật thiết với đàm, đàm là sản vật bệnh lý do tỳ hư không vận hóa thủy thấp, thận dương hư không ôn tỳ dương vận hóa thủy cốc và không khí hóa được nước, phế khí hư không túc giáng thông điều thủy đạo, trên lâm sàng thấy các hiện tượng đờm nhiều, khó thở, ngực đầy tức.
Bệnh xảy ra mạn tính hay tái phát, lúc lên cơn thường là chứng thực, ngoài cơn thuộc chứng hư. Vì vậy khi chữa trị bệnh phải phân biệt tiêu bản, hoãn cấp mà xử trí: khi lên cơn phải dùng các phương pháp châm cứu, xoa bóp thuốc đông y, thuốc cắt cơn hen hiện địa hết cơn, khi hết cơn phải chữa trị vào gốc bệnh tức là tỳ, phế, thận để đề phòng tái phát.
Hậu quả của hen phế quản
Ở Pháp một thống kê cho thấy rằng:
– 43% người bị viêm mũi do dị ứng gây khó ngủ
– 42% người bị dị ứng làm giảm hiệu quả công việc
– 35% trẻ em bị dị ứng hô hấp phải nghỉ học nhiều ngày
– 65% người bị dị ứng xem bệnh này cản trở việc tập thể dục
– 23% gia đình có một người bị dị ứng phải bán vật nuôi của họ
– 51% người bị viêm mũi dị ứng thường bị đau đầu
– 41% người bị viêm mũi dị ứng từ chối tham gia công việc xã hội, giải trí, thể thao và kể cả một số việc làm.
– 80% các bệnh dị ứng trở thành bệnh hen suyễn.
Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Vì nghẹt mũi nên một người bị bệnh dị ứng khó có một giấc ngủ ngon nên sức khỏe không được phục hồi. Bệnh gây ra các triệu chứng ho, khó thở, cảm giác tức ngực.
Ảnh hưởng đến đời sống gia đình
Dù ở người lớn hay nhỏ, bệnh có tác động không nhỏ đến đời sống thường ngày của gia đình. Ví dụ khi bệnh nhân thức dậy nhiều lần trong đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của cả gia đình. Cả gia đình phải sống theo cơn dị ứng hay hen của người bệnh. Hơn nữa dị ứng và hen có thể khiến một người, trở nên dễ bực tức, nóng giận thiếu tự chủ.
Ảnh hưởng đến việc học tập và nghề nghiệp
Ít ngủ hơn ban đêm và gây buồn ngủ ban ngày nên giảm khả năng tập trung. Điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập, thi cử đối với trẻ em. Một số trẻ em không muốn đi học hay trốn học. Khi chọn nghề nghiệp cho tương lai, người trẻ phải tránh nhiều nghề có thể làm bệnh dị ứng hen nặng hơn (làm tóc, làm bánh, các nghề của ngành xây dựng, y tế, thú y, mỹ phẩm,..)
Đối với người lớn, dị ứng hen suyễn dẫn đến việc giảm không ít đến chất lượng công việc vì khó tập trung, nghỉ làm thường xuyên, ngại tiếp xúc. Người bệnh bị hạn chế phát triển nghề nghiệp của mình hay thay đổi công việc. Chúng ta nên nhớ rằng 10% bệnh nhân hen ở người lớn là do nghề nghiệp.
Ảnh hưởng đến kinh tế
Khi nói về bệnh tật, chúng ta nghĩ đến chi phí của việc đi khám, mua thuốc, nhập viện. Bệnh càng nghiêm trọng, càng phải uống thuốc thường xuyên với liều lượng tăng dần. Bị dị ứng và hen suyễn có thể ảnh hưởng đến thu nhập do nghỉ nhiều hơn chế độ. Một số trường hợp cũng có thể mất việc vì công ty không chấp nhận một nhân viên mang bệnh lâu dài, hay nghỉ và sổ mũi, hắt hơi khi tiếp xúc với khách hàng.
Ảnh hưởng đến quan hệ xã hội
Bệnh nhân hen luôn cảm thấy tự ti và mặc cảm về bản thân cũng như khó hòa nhập cùng xã hội. Khi phải đến một nơi không quen, hay tiếp xúc với người lạ, người đó luôn lo ngại nếu một cơn dị ứng hay hen suyễn bùng phát vào lúc đó. Bệnh nhân thường bị hạn chế nhiều hoạt động xã hội như tập thể dục, môn mỹ thuật tiếp xúc với hóa chất, thú nuôi, cây cối.
Ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi
Một nghiên cứu gần đây trên 330 sản phụ hen suyễn cho thấy 35% trường hợp có triệu chứng hen suyễn nặng hơn so với thời điểm trước khi mang thai; trong đó có 20-30% sản phụ lên cơn kịch phát. Khi thai phụ lên cơn hen, lượng máu tới tử cung bị giảm (do co mạch, giảm nước, hạ huyết áp…) Thai phụ lên cơn kịch phát sẽ nặng hơn người bình thường rất nhiều do khó thở, suy hô hấp và gây ra các biến chứng như: tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo, sản giật, biến chứng khi sinh, ói nhiều, sinh non, chuyển dạ kéo dài. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi như: nhẹ cân, tăng tỷ lệ tử vong.
Biện pháp điều trị và dự phòng cơn hen bằng đông y
Nguyên tắc chữa trị hen phế quản của Đông Y là chữa trị vào gốc bệnh nên cần làm giảm ho, trừ đờm (Tây y gọi là giảm triệu chứng). Bên cạnh việc điều trị căn nguyên gây bệnh đông y còn chú trọng bồi bổ vào các tạng nâng cao thể trạng cơ thể.
Vì thế khi bổ phế, thì không chỉ bồi bổ mỗi tạng phế, mà còn phải bồi bổ tới các tạng khác như: tỳ, vị, thận…. nhờ đó sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virút, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ, hen không còn nữa
Tây y chú trong vào triệu chứng bệnh còn đông y điều trị bệnh cách toàn diện và tổng thể , đem lại sự cân bằng, tăng sức đề kháng cho cơ thể đồng thời quan tâm đến tiêu trừ nguyên nhân bệnh, như thế bệnh hen mới khỏi được.
Các bài thuốc đông y điều trị và dự phòng hen phế quản đã được ghi lại trong các sách cổ y học lưu truyền như: Thang ma-hạnh-thạch-cam gia vị, cát cánh tán Tiểu thanh long thang, Tô tử giáng khí thang, Định suyễn thang…
Bài thuốc Cát cánh tán và Thang ma-hạnh-thạch-cam vị được lưu truyền trong dân gian, ghi chép trong rất nhiều các tài liệu y văn cổ sự tồn tại của nó là bằng chứng mạnh mẽ không thể chối cãi được về hiệu quả điều trị. Chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên vì vậy an toàn cho mọi lứa tuổi đặc biệt là em bé nhỏ tuổi. Thông thường trị bệnh hen phải điều trị rất dài ngày khi điều trị bằng tây y bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng rất nhiều thuốc kháng sinh, thuốc corticoid…người bệnh dùng thuốc trong tâm trạng lo lắng về tác hại của những thuốc đối với cơ thể. Việc sử dụng corticoid dài ngày gây ra loãng xương, hại thận, loét dạ dày, mất cân bằng phân bố lipid….là triệu chứng phổ biến mà hầu hết người dân đều biết. Hay như sử dụng kháng sinh tràn lan không có sự kiểm soát cũng là một điều đáng lo ngại. Vì vậy quay về với giá trị truyền thống cốt lõi của y học cổ truyền dân tộc khi điều trị bệnh mãn tính là xu thế chung của rất nhiều người.
Sưu tầm: Dược Phẩm PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia