Cách điều trị chuột rút nhanh chóng và hiệu quả
Nguyên nhân, hậu quả và cách chữa trị chuột rútĐối tượng thường bị chuột rút:
Phụ nữ có thai – Người trung niên – Người chơi thể thao
Khái niệm và hậu quả của bệnh chuột rút
Chứng chuột rút (vọp bẻ), ai cũng mắc phải. Lúc thường hoặc khi đang vận động cơ bắp trong thời gian dài liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói, khát nước hoặc khi đêm ngủ bỗng thức giấc vì cảm thấy đau buốt ở bắp chân, bệnh nhân không di chuyển được; khi sờ bắp chân thấy căng và cứng. Chuột rút gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi, đi xe, vận hành máy móc vì không làm chủ được vận động, thậm chí có thể gây tai nạn, chết đuối…
Nguyên nhân gây chuột rút ở phụ nữ có thai
Theo các bác sĩ, có một số nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút đó là do thiếu nước và các chất điện giải như Kali, Canxi, magiê…: Thường gặp ở phụ nữ có thai, cho con bú, hay ở trẻ trưởng thành (do trong khẩu phần ăn không đủ các chất này). Chỉ cần bổ sung các chất trên là được (dùng từng thứ một). Nếu thiếu cả canxi và magiê thì bổ sung magiê trước, vì canxi làm giảm sự hấp thụ magiê.
Nguyên nhân gây chuột rút ở vận động viên thể thao
Nguyên nhân gây chuột rút hay gặp nữa là do thiếu oxy đến cơ do quá trình luyện tập thể thao với cường độ mạnh, hoặc đứng lâu trên nền cứng cũng gây ra bệnh chuột rút.
Hiện tượng thiếu oxy và chất điện giải hay xảy ra nhất ở người có sức khỏe dồi dào, khả năng lao động còn tốt hoặc tập thể thao với các động tác vận động nhiều, liên tục không nghỉ ngơi hoặc đứng, ngồi quá lâu, ngủ nằm tư thế chân không đúng ( hay gặp ở thanh niên và các vận động viên thể thao). Do đó, làm cho lượng mồ hôi bài tiết quá nhiều mà không được bù đắp hoặc bù đắp nhưng không đủ.
Nguyên nhân gây chuột rút ở người cao tuổi
- Chuột rút còn hay gặp ở người cao tuổi do mắc bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp trạng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật (hay ra mồ hôi và ra liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm), thiếu máu, Parkinson, các rối loạn về thần kinh, bệnh mạch máu hai chân (suy giãn tĩnh mạch hoặc tắc mạch), xơ gan, người có bàn chân phẳng (dị dạng bàn chân).
- Chuột rút có thể xảy ra ở những người bệnh đang dùng một số thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu nhóm s- ta – tin , cờ lô fy bờ ra te, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc dạ dày ci-mơ-ti-dine, giãn phế quản sa bu ta môn..) hoặc do lọc thận.
Xử trí khi bị chuột rút
Muốn khỏi đau nhanh chóng khi bị chuột rút, cần thực hiện các thao tác sau đây: dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng, Nếu:
– Chuột rút ở bàn chân:
Cầm đầu bàn chân kéo nhẹ rồi đứng dậy, không cho gót chậm đất, đứng thẳng người một lúc, rồi xoa bóp vùng bị chuột rút.
– Chuột rút ở đùi:
Nhờ người khác đỡ gót chân của mình lên để làm cho đầu gối mình bị căng thẳng, đồng thời ấn đầu gối kia xuống dưới.
– Chuột rút ở bắp chân:
Kéo chân ra, ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng.
– Trường hợp hay bị chuột rút khi ngủ:
Trước khi ngủ tập động tác như đạp xe đạp, hoặc có thể đặt một chiếc gối nhỏ để dưới bắp chân và bàn chân chân, ngủ ở tư thế này sẽ làm tăng lưu thông mạch máu và không bị chuột rút.
Phòng tránh chuột rút
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh chuột rút bằng cách: uống nước đầy đủ, tốt nhất là các loại nước giàu chất khoáng như: nước oresol, nước chanh đường muối, nước dừa… trước, trong và sau khi luyện tập, lao động, đi bộ, leo núi. Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, trước mỗi buổi tập. Tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện. Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bị chuột rút cần phải cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.Cần hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả để có cách điều trị chuột rút nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Thuốc điều trị chuột rút
Thuốc thường được dùng nhất để điều trị chuột rút (thường được dùng trị sốt rét). Kinh nghiệm cho thấy tốt nhất là dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể dùng một số loại thuốc điều trị khác như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ…
Còn theo Đông y, chữa trị chuột rút thường dùng thuốc và xoa bấm huyệt đạt hiệu quả tốt.
Bài thuốc: “Quế chi phòng khung thang” gồm các vị: bạch thược, quế chi, phòng phong, xuyên khung, sinh khương, đại táo, cam thảo cùng các thành phần khác…. Có công dụng: bồi bổ can thận, hành khí hoạt huyết, thư giãn gân cơ. Dùng rất hiệu quả trong các trường hợp trẻ em, người lớn bị chuột rút, chân tay co quắp, đau mỏi gân cơ, cầm nắm khó khăn, lưng còng, đi lại khó khăn…
Bài thuốc “Quế chi phòng khung thang” đã được ứng dụng sản xuất thành sản phẩm ” Thư giãn gân cơ PQA”. Bạn có thể đi cắt bài thuốc trên về sắc uống hoặc tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị chuột rút rất hiệu quả.
Hiệu quả tức thì không lo chuột rút
THÀNH PHẦN:
- Bạch thược: ……………………………………………..18g
- Phòng phong:.………………………………………….12g
- Sinh khương:……………………………………………10,5g
- Cam thảo:………………………………………………..6g
- Quế chi:……………………………………………………12g
- Xuyên khung:…………………………………………..9g
- Đại táo:……………………………………………………4,5g
Thành phần khác (đường, nước tinh khiết…) vừa đủ 125ml
CÔNG DỤNG:
- Giúp: Bồi bổ can thận, hành khí hoạt huyết, thư giãn gân cơ.
- Hỗ trợ điều trị chuột rút
ĐỐI TƯỢNG DÙNG:
Trẻ em, người lớn bị chuột rút, đau mỏi gân cơ
Thuốc điều trị tận gốc triệu chứng co cứng cơ – Chuột rút thường xuyên
PQA Mộc Qua
Giá niêm yết: 250.000 VNĐ / hộp 12 gói cốm
PQA Thư Giãn Gân Cơ điều trị chuột rút hiệu quả nhanh chóng
Giá niêm yết:450.000 VNĐ / chai 125ml
Nguồn: Sưu tầm bởi Dược phẩm PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia