Bệnh tim mạch nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đối với bệnh tim mạch

Chế độ ăn uống phù hợp được cho là biện pháp điều trị các bệnh tim mạch, đối với một số bệnh cần chế độ kiêng cữ  hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, giảm bớt lượng thuốc phải uống hàng ngày và làm tăng tác dụng của một số thuốc điều trị.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tim mạch?

Chế độ ăn uống đối với bệnh tim mạch là hết sức quan trọng trong việc phòng bệnh cũng như điều trị bệnh. Thí dụ như trong bệnh tăng huyết áp, hở van tim hay động mạch vành chế độ ăn uống tốt sẽ giúp cải thiện được triệu chứng cũng như là nâng cao được hiệu quả điều trị.

Trong bệnh lý tim mạch chẳng hạn như  bệnh cao huyết áp, nếu như bệnh nhân ăn mặn, ăn quá nhiều muối thì rất dễ dẫn đến tình trạng huyết áp không kiểm soát được, thậm trí phải kết hợp rất nhiều loại thuốc mới có thể kiểm soát được huyết áp, đôi khi gây nên những cơn tăng huyết áp đột ngột.

thuc-an-nhieu-muoi

Trước những cơn tăng huyết áp đột ngột này thì dễ dẫn đến các biến chứng trước chẳng hạn như tai biến mạch máu não hay là nhồi máu cơ tim. Còn trong bệnh suy tim mà ăn quá nhiều muối thì có thể dẫn đến bệnh lý suy tim sẽ nặng hơn, có những bệnh nhân ban đầu suy tim ở giai đoạn ổn định, bệnh nhân đang được điều trị thuốc rất ổn, tuy nhiên nếu bệnh nhân ăn muối mặn, chính vì chế đố ăn mặn này làm gia tăng lượng muối huyết làm gia tăng lượng tần hoàn do đó dẫn đến bệnh suy tim nặng hơn, đôi khi bệnh nhân cần phải nhập viên trong giai đoạn này.

Bệnh tim mạch cần kiêng cữ những gì để đạt hiệu quả trong điều trị?

Về việc kiêng cữ tất nhiên là bệnh nhân cần ăn nhạt, giảm bớt lượng muối trong thức ăn.

Thông thường những thức ăn có nhiều hàm lượng muối như tôm, mắm, Bánh Pizza, Pho mát, Sốt cà chua, bánh mỳ trắng, Súp đóng hộp, Thịt xông khói và thịt nguội, Bánh đóng hộp, đặc biệt là thói quen của bà con đồng bằng sông cửu long là mắm thì mắm là hàm lượng muối rất cao cho nên cần hạn chế những thức ăn đó.

thuc-pham-gay-hai-suc-khoe

Ngoài ra những thức ăn chế biến sẵn như là Chả giò đôi khi cái hàm lượng muối cũng cao nên khi ăn cần giảm lượng muối trong thức ăn.

Thứ 2 là thức ăn chiên, xào cần giảm bớt mỡ động vật, bởi cái mỡ này sẽ thúc đẩy tiến trình sơ vữa động mạch nên cần hạn chế, nếu mà được thì nên ăn các loại dầu thực vật sẽ tốt hơn.

Kiêng cữ kế tiếp là cần tránh những hoạt động quá sức, bởi hoạt động quá sức đôi khi thúc đẩy tình trạng của bệnh lý nặng hơn chẳng hạn như bệnh nhân có triệu chứng của bệnh lý là mệt nhưng hoạt động quá sức thì nó dẫn đến những biến chứng tiếp của bệnh động mạch vành.

Tuy nhiên cần hạn chế quá sức nhưng bệnh nhân cũng cần tập thể dục để tránh tình trạng ít vận động sẽ không tốt cho các bệnh lý về tim mạch.

Ngoài ra cần kiêng cữ các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu bia (thực ra cũng được uống nhưng chỉ uống với lượng vừa phải đối với nam 1 ngày tối đa 1 lon bia, đối với nữ thì 1 lon là vừa phải) .

Ăn uống đầy đủ chất nhưng cần tránh tình trạng thừa cân, bởi thời cân không những làm gia tăng các bệnh lý về tim mạch mà còn gia tăng các bệnh lý về nội tiết. Một khi 2 bệnh lý nội tiếttim mạch xuất hiện 1 lúc thì nó sẽ tạo ra những vòng lẩn quẩn với nhau thúc đẩy những biến chứng sớm và gây khó khăn trong việc điều trị bệnh tim mạch.

Th.s – Bác sĩ: Nguyễn Thị Diễm – Chuyên khoa tim mạch – Giảng viên bộ môn Nội Trường ĐH Y Dược Cần Thơ

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN