Bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai
Bệnh tiểu đường điều bạn cần biết ở phụ nữ mang thai
Tiểu đường thai nghén là một chứng bệnh thường gặp trong thời gian mang thai của người phụ nữ và nó đang trở thành mối lo ngại lớn về vấn đề sức khỏe thai kỳ. Tuy tiểu đường thai nghén không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mẹ nhưng nếu thai phụ không được điều trị tốt thì nguy cơ gặp phải các biến chứng thai sản rất nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai
Khi người phụ nữ mang thai sẽ có một sự biến đổi lớn về nội tiết tố trong cơ thể người mẹ, tuyến tụy có thể đã không tiết đủ insulin để chuyển hoá chất đường. Trong 3 tháng giữa của thai nghén, nhau thai bắt đầu tiết ra một lượng lớn hormon có khả năng tạo ra một trạng thái kháng insulin, làm giảm hiệu quả điều hòa nồng độ đường trong máu của insulin và hệ quả là nồng độ đường trong máu của người mẹ tăng cao, đến một mức nào đó thì bệnh tiểu đường thai nghén xảy ra.
Phụ nữ nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong suốt thai kỳ
Quá cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho phụ nữ mang thai do các chị em ăn uống quá nhiều khiến tăng cân quá nhanh ở những tháng đầu làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai nghén.
Đôi khi, thai nghén không phải là nguyên nhân gây ra bệnh mà bệnh đã có từ trước và chỉ được chẩn đoán nhân lúc làm một số thăm dò dành cho phụ nữ mang thai.
- Từng bị tiểu đường thai nghén hoặc đã từng bị thai chết lưu hay con nặng cân (trên 4kg hay 4,5kg);
- Trong gia đình có người bị bệnh đái tháo đường; tuổi mẹ khi có thai trên 30;
- béo phì hay quá cân, chỉ số khối cơ thể 25 – 30
- Một số chủng tộc dễ bị bệnh.
Tuy nhiên có những phụ nữ không trong trường hợp trên cũng dễ mắc bệnh
Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt cho sức khỏe
Mấu chốt của việc chữa trị trị tiểu đường thai nghén là kiểm soát uống để khống chế lượng đường huyết trong máu không cho tăng quá vì có thể dẫn đến sảy thai, hôn mê do tăng đường huyết. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị trị. Trường hợp nặng cần dùng thêm thuốc để chữa trị, món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.
Thai phụ bị bệnh tiểu đường hạn chế chất ngọt và tinh bột là nguyên tắc ăn uống cho những phụ nữ mang thai bị tiểu đường. Cơ thể họ hầu hết thuộc loại âm hư nên cần ăn các thực phẩm bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp.
Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có GIucose thấp. Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo.
Ăn nhiều bữa và nhiều loại thức ăn trong ngày: Chia thành bữa chính và bữa phụ với năng lượng trung bình mỗi ngày. Thông thường chia thành 2-4 bữa ăn nhẹ để ổn định đường huyết trong ngày.
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Những thực phẩm này có xu hướng chứa GIucose thấp vì vậy không lằm tăng lượng đường trong máu lên quá cao sau bữa ăn. Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: quả tươi và rau quả. Lưu ý bạn nên ăn 5 phần rau củ quả mỗi ngày chọn loại rau cho bữa ăn chính và bữa ăn phụ.
Cắt giảm chất béo đặc biệt chất béo bão hòa. Sử dụng loại dầu oliu dầu hướng dương.
Không nên bỏ bữa: bạn hãy ăn thử cùng một lượng thức ăn tại một thời điểm quy định trong nhiều ngày bạn sẽ thấy đường huyết của bạn được kiểm soát ổn định hơn.
Không nên ăn loại thức ăn có chứa quá nhiều đường đồ ăn có GIucose cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.
Sưu tầm bởi PQA
Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe
Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)
Chuyên Gia Tư Vấn:0904.032.499 – 0964.247.599
Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia