Bệnh sởi cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, mắt đỏ… Bệnh sởi có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu như không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.

Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng để lại có thể gặp như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giáp mạc mắt và đôi khi là viêm não sau sởi. Đặc biệt là trẻ em suy dinh dưỡng, được nằm trong danh mục tiêm vacxin bắt buộc đối với trẻ em sơ sinh đến 2 tuổi. Nhưng trẻ vẫn có thể mắc bệnh sởi bởi vacxin không phòng ngừa 100% và có thể lây bệnh từ người khác.

Nguyên nhân và đường lây truyền của bệnh sởi.

benh-soiBệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh lây truyền từ người chủ yếu qua đường hô hấp. Tất cả những ai chưa có miễn dịch với sởi thì đều có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh sởi có độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt là trong phòng có không gian khép kín. Ghi nhận ở những người chưa bao giờ được tiêm vacxin sởi, chưa từng mắc bệnh sởi hoặc một ít ở những đối tượng đã tiêm vacxin sởi rồi nhưng vẫn mắc, nhưng số lượng này rất là ít.

Thời gian qua do dư luận qúa lo sợ do phản ứng sau tiêm cho nên 1 số cha mẹ không cho con đến các cơ sở tiêm chủng để phòng bệnh và trong đó có vacxin sởi. Chính vì thế điều này làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh sởi ở trẻ em do không được tiêm phòng.

Nhiều phụ huynh nhầm lẫn bệnh sởi với bệnh sốt phát ban, thuỷ đậu. Vậy làm sao để phân biệt?

Để phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban thì phụ huynh chúng ta cần lưu ý: Ở 2 bệnh này đều giống nhau ở thời điểm ủ bệnh, tức là đều có biểu hiện sốt. Sốt có thể nhẹ hoặc sốt cao, đều xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ nếu sốt cao. Đau đầu nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, biếng bú. Một số trẻ có thể bị nôn ói tiêu chảy. Tuy nhiên có sự khác nhau ở giai đoạn phát ban.

Nếu phát ban thông thường thì chỉ là những nốt nhỏ mịn và sáng ít gồ lên trên mặt da. Ban nổi đồng loạt trên cơ thể và sau khi ban mất thì không để lại sẹo hoặc thâm.

Nếu phát ban do sởi thì luôn luôn xuất hiện theo trình tự. Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt dần xuống ngực bụng rồi lan ra toàn thân. Sau khi ban mất đi thì sẽ để lại những vết thâm.

Ngoài ra trẻ nhiễm sởi sẽ kèm theo 1 trong 3 triệu chứng như chảy nước mũi, ho, kết mạc mắt bị đỏ.

Biến chứng của bệnh sởi

Sau khi mắc sởi thì do sức đề kháng trẻ suy giảm. Trẻ rất dễ bị biến chứng nếu như không điều trị kịp thời. Biến chứng đó là, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy cấp, mù loà, có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt là ở những em bé còn nhỏ, những em bé bị suy dinh dưỡng, những em bé bị HIV – AIS hoặc những em bé mắc những bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Đối với những phụ nữ mang thai mắc sởi có thể gây ra xảy thai, và gây sinh non.

Phòng ngừa và điều trị bệnh sởi

benh_soi_va_dieu_tri_dung_cachViệc đầu tiên là chúng ta hướng dẫn cho trẻ dùng khăn, tay che miệng khi ho, khi hắt hơi.

Phải rửa tay trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn.

Để phòng sởi tốt nhất thì chúng ta nên cho trẻ em đi tiêm vacxin sởi đầy đủ và đúng lịch. Ghi nhận cho thấy nếu trẻ được tiêm vacxin từ 8 – 11 tháng tuổi thì 80% có khả năng miễn dịch. Nhưng nếu trẻ được tiêm vacxin sởi vào lúc 18 tháng tức là mũi thứ 2 vào lúc 18 tháng thì tỉ lệ bảo vệ lên đến 90% đến 95%.

Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vacxin sởi mà trẻ mắc sởi thì trẻ có thể miễn dịch. Miễn dịch này có thể bền vững suốt đời. Hiện tại đã có 1 loại vacxin tiêm phối hợp 3 trong 1 đó là bệnh là sởi, quai bị và rubella. Các vị phụ huynh nếu như có nhu cầu tiêm ngừa phối hợp 3 bệnh thì có thể liên hệ tại phòng khám hoặc các cơ sở y tế xã phường.

Cách chăm sóc trẻ khi lên sởi

Chúng ta điều trị bệnh sởi tại nhà nếu như dấu hiệu nhẹ, không có biến chứng. Thông qua nhiệt độ hàng ngày, nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý để tránh nhiễm khuẩn. Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng và lở loét.

Cố gắng dinh dưỡng đầy đủ, dễ tiêu, đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt là phải cung cấp đầy đủ vitamin A. Nên cho trẻ nằm phòng riêng, thoáng sáng và tránh gió lùa.

Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc. Đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay khi có những dấu hiệu nặng như: Sốt cao, ho nhiều, tiêu chảy nặng.

Dược phẩm PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN