Bệnh đau nhức xương khớp ăn gì tốt cho sức khoẻ

Chế độ ăn cho người đau nhức xương khớp

     Đau nhức xương khớp và vấn đề dinh dưỡng cho người bị đau xương khớp lâu nay đang bị con người bỏ qua hoặc vô tình quên đi việc chăm sóc và nuôi dưỡng để các khớp khỏe mạnh.

    Xương khớp được cấu tạo bởi nhiều thành phần, mỗi bộ phận bao gồm: cơ, dây chằng, sụn, xương, gân. Các thành phần này hoạt động một cách nhịp nhàng nhằm giúp cơ thể di chuyển, đây là chức năng rất quan trọng đổi với con người cũng là hoạt động điển hình của xương khớp. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng cho xương khớp lâu nay đang bị con người bỏ qua hoặc vô tình quên đi việc chăm sóc và nuôi dưỡng để các khớp khỏe mạnh.

1) Dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp

     che-do-an-cho-nguoi-dau-xuong-khop

    Như chúng ta biết, trong cấu tạo của xương khớp mỗi thành phần có một chức năng khác nhau. Dây chằng có nhiệm vụ neo xương với xương, giữ cho khớp được vững; Gân nối xương với cơ và chuyển sức co của cơ vào xương; Sụn là lớp tế bào trong như thạch, rất bền dai, có thể ép và đàn hồi, không có mạch máu và dây thần kinh. Sụn có công dụng che chở đầu xương như lớp đệm, tránh sự mài xát khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy nhưng sụn lại là những tế bào rất mỏng manh, khó nuôi cấy, dễ thoái hóa mà sự tái tạo lại rất khó khăn. Sụn chứa 75% nước. Khi khớp cử động, nước thấm qua lại màng hoạt dịch để lấy chất bổ dưỡng nuôi sụn. Vì thế, khi khớp bất động, sụn sẽ bị suy yếu. Sụn không có dây thần kinh nên không có “trách nhiệm” về cảm giác đau trong bệnh viêm khớp. Khớp nằm trong một cái túi, các tế bào ở mặt trong của túi tiết ra chất hoạt dịch lỏng, nhờn như dầu, giúp khớp trơn tru khi trườn lên nhau hoặc khi co duỗi, cử động. Hoạt dịch cũng là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn vì sụn không có mạch máu.

    Xương khớp cũng như cơ thể, cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng cần thiết để nó luôn khỏe mạnh phục vụ quá trình vận động của con người. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể cũng chính là dinh dưỡng nuôi xương khớp để nó luôn hoạt động trơn tru và không gây đau nhức khi thay đổi thời tiết.

Ăn uống và kiêng kị khi bị đau nhức xương khớp

    Có những loại thức ăn làm cho bệnh tăng nặng và ngược lại cũng có nhiều loại thực phẩm giúp cho bệnh giảm nhẹ.

Dùng các thực phẩm giàu acid béo có ích:

Axít béo omega-3:

    Chất này có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm giảm hẳn các triệu chứng viêm đau khớp. Một vài nghiên cứu cho thấy: nếu bệnh nhân bị viêm khớp được sử dụng dầu cá với liều từ 2 – 5g/ngày, kết quả là các khớp tổn thương bớt cứng và giảm đau rõ rệt. Ngoài ra, omega-3 còn rất hữu ích cho thai phụ, các bà mẹ đang cho con bú, bệnh nhân tim mạch, viêm gan mãn tính, hen phế quản, bệnh thận IgA, bệnh Crohn, người cao tuổi…

  che-do-an-dau-xuong-khop2

Axít béo omega-6 GLA (acid gamma-linolenic):

     Có tác dụng ức chế sự sản sinh ra prostaglandin gây viêm. Nghiên cứu cho thấy khi dùng với liều 1 – 3g/ngày cho kết quả khả quan đối với bệnh viêm khớp. Song khó khăn hiện nay là nguồn thuốc tổng hợp loại axít béo này còn trong tình trạng “hiếm có khó tìm” hoặc còn “đắt đỏ”. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dùng nó bằng cách sử dụng viên nang 400mg tảo khô Spirulina. Người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô mỗi ngày (tương đương 90mg axít GLA). Các nghiên cứu cho thấy khi ăn chế độ ăn nhiều omega-3 (thủy hải sản) thì thấy omega-3 thay thế omega-6 trong cấu trúc màng của tất cả các tế bào (tế bào thần kinh, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tế bào nội mạc mạch máu, tế bào gan…). Sự cạnh tranh giữa omega-3 và omega-6 đã làm giảm hẳn các chất trung gian gây viêm, các yếu tố làm khởi phát và gây rối loạn miễn dịch. Một chế độ ăn lý tưởng nhất cho sự phát triển và hoạt động của não, cho chức năng sinh lý màng tế bào, chức năng miễn dịch và bảo vệ của cơ thể là tỉ lệ axít béo omega-3/omega-6 là từ 1 – 3/1.

      Hiện nay thị trường trong nước và nước ngoài đã có bán ba loại thuốc là viên dầu cá omega-3, omega-6 và viên tổng hợp cả omega-3 và omega-6, bạn có thể mua dùng. Nhưng trước khi muốn dùng, bạn nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ, bởi bên cạnh những cái lợi do chất omega-3, omega-6 mang lại, bạn cũng cần biết rằng khi dùng dầu cá liều cao sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể, và tương tác có hại với một số loại thuốc chữa trị bệnh khác.

    Bạn nên thực hiện chế độ ăn với các thực phẩm giàu các chất omega-3, omega-6 để phòng chữa trị bệnh. Thực phẩm chứa nhiều axít béo omega-3 là cá, đặc biệt là mỡ cá, các loại cá thu, cá ngừ, các trích, cá mòi, cá trống, cá hồi, tôm, cua, tảo, sinh vật phù du… Omega-6 có trong thịt động vật, có hầu hết ở các loại dầu thực vật. Bởi vậy ngày thường cũng như dịp tết, các bà, các chị đi chợ nên mua các loại cá tôm cua giàu chất omega-3 nói trên và các loại thịt: gà, vịt, thịt lợn nạc, thịt bò, dầu thực vật, vừng, lạc, đậu nành… giàu chất omega-6 để phòng chữa trị bệnh viêm khớp cho người thân của mình.

    Người viêm khớp nên ăn các món thịt nạc, cá tôm cua có chất béo có ích như: giò nạc, giò bò, thịt gà luộc, gà rang, thịt lợn nạc luộc, kho, sốt cà chua; thịt bò xào, bò kho, lẩu bò, lẩu hải sản, các loại cá, tôm, cua…; canh rau xanh và trái cây chín các loại, uống nước chè xanh, nước đun sôi để nguội. Không nên ăn các món thịt mỡ, các chất khó tiêu như: thịt đông, nem (bì lợn), món ninh (thịt mỡ lợn thái miếng vuông to ninh nhừ), giò mỡ, giò thủ, giò tai, bánh chưng bánh tét nhân thịt mỡ, các loại nội tạng động vật như: tim, gan, cật, lòng, mề…; không uống rượu mạnh, cà phê đặc, trà đậm để phòng chống bệnh gút.

Cung cấp đầy đủ các vitamin:

Tác dụng chống oxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-carotene (tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy: vitamin C và D có khả năng làm giảm bệnh viêm xương khớp; chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương lượng sinh tố của 2 ly cam vắt) và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày có khả năng làm chậm hẳn sự tiến triển của bệnh viêm khớp gối. Người ta cũng đã chứng minh các thức ăn chứa nhiều vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Chất beta-carotene có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau xanh, các loại trái cây, rau củ có màu đỏ cũng có tác dụng giảm viêm khớp. Do đó, bệnh nhân viêm khớp các dạng cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau tươi và trái cây chín sẽ có tác dụng phòng và chữa trị bệnh hiệu quả mà không độc hại.

Dùng thực phẩm có tác dụng phòng tránh loãng xương:

loang-xuong

Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Khi xương chắc khỏe sẽ chống đỡ tốt với quá trình viêm mà giảm bệnh. Thức ăn chứa nhiều canxi bao gồm: sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh, các loại thủy hải sản như: tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Đậu nành có hoạt chất genistein được xem như là hoóc-môn estrogen thực vật, góp phần quan trọng giúp cho xương chắc khỏe. Vận động và tắm nắng thường xuyên cũng giúp tăng tạo vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

Lời khuyên của Bác sĩ

    Cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống ô xy hóa và các chất dinh dưỡng khác. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống giảm cân đối với những bệnh nhân thuộc nhóm thừa cân, béo phì bởi những người thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chứng đau nhức xương khớp. Người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp cần cung cấp lượng đạm nhiều hơn, sử dụng dần thực vật, dầu omega 3 và dầu cá. Nên ăn thịt heo, thịt gà, vịt, cá biển, tôm, cua, sò….. ăn nhiều rau và trái cây tươi như đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái cây này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm và hằng ngày cần uống đầy đủ nước. Đối với bệnh nhân bị Gút, cần hạn chế đạm, các loại thịt gà, thịt bò, nội tạng như gan, thận, tim.., cá, trứng, xúc xích, các loại đậu, măng tây, nấm, súp lơ. Hạn chế các chất béo từ mỡ động vật, không dùng các đồ uống có cồn như rượu, bia, không nên hút thuốc lá thay vào đó người bệnh nên ăn dầu đậu nành, dầu hạnh nhân… và ăn nhiều rau xanh như rau cải, rau mồng tơi…, trái cây như đu đủ nhằm cung cấp nhiều chất xơ và nguồn dinh dưỡng tốt. Người bị bệnh Gút mạn tính cần nghiêm túc thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì.

  Cần phòng ngừa và hạn chế các cơn đau  bằng cách tập luyện thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi đau, các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình trạng để các khớp bị ì, ít hoạt động. Giảm cân là yếu tố quan trọng, bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp. Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp. Vì vậy điều chỉnh được bằng chế độ ăn uống hợp lý, góp phần đạt kết quả điều trị như mong muốn.

Bài thuốc đông y trị bệnh đau nhức xương khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Thấu hiểu nỗi lòng của các bệnh nhân, công ty cổ phần Dược phẩm PQA đã nghiên cứu kế thừa tác dụng của bài thuốc “Cát căn thang”, lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất, tối ưu hóa công thức và đảm bảo chất lượng  để sản xuất ra sản phẩm PQA Dưỡng cốt

Duong-cot

 

Chị Huệ – Gia Lâm, Hà Nội bị viêm khớp dạng thấp. Đã khỏi sau khi sử dụng sản phẩm PQA Dưỡng Cốt

Để hiểu thêm về bệnh đau nhức xương khớp và sản phẩm PQA Dưỡng Cốt. Xin vui lòng gọi về số hotline. Để được tư vấn từ các Dược sỹ đại học trong hội đồng tư vấn!

DSĐH – Phạm Thị Huyền: 0969.878.299

DSĐH – Nguyễn Thị Thơm: 0904.032.499

Sưu tầm bởi Dược phẩm PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN