Tìm hiểu về bệnh Lỵ trực khuẩn

Nguyên nhân bệnh lỵ trực khuẩn

Do trực khuẩn Shigella gây nên, bệnh lây theo đường tiêu hóa và dễ phát thành dịch. Ở nhiệt độ thông thường, khuẩn lỵ tồn tại trong nước ngọt, rau sống, thức ăn 7-10 ngày; ở đồ vải bẩn, đất 6-7 tuần.

Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành theo đường phân – miệng qua tay bẩn, dụng cụ nhiễm trực khuẩn lỵ hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh như uống nước lã, ăn rau sống, quả xanh… nhất là những vùng dùng phân người tươi (chưa được xử lý trước khi đưa ra bón ruộng, trồng rau).
 Thông thường có 3 thể bệnh: thể cấp tính, mạn tính và người mang trực khuẩn không triệu chứng.

Các biểu hiện của bệnh:

  – Thời kỳ nung bệnh: từ 2-5 ngày (có khi nhanh hơn từ 12-24 giờ).
– Thời kỳ khởi phát: Sốt cao, đột ngột từ 39-40oC, gai rét, kèm theo đau bụng (âm ỉ hoặc từng cơn). Đau bụng chủ yếu thấy ở hố chậu trái. Nhiều trường hợp có mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, chán ăn khác với mắc bệnh lỵ amip. Thời kỳ này diễn biến rất nhanh và chuyển sang thời kỳ toàn phát.
– Thời kỳ toàn phát: Thời kỳ này gồm nhiều triệu chứng tạo thành hội chứng lỵ: đau âm ỉ dọc theo khung đại tràng nhất là hố chậu trái và hạ vị (dưới rốn). Khi đi ngoài phải rặn nhiều nhưng không có dấu hiệu đi ngoài giả như lỵ amip (đi ngoài giả tức là rặn nhiều nhưng không có phân). Phân lúc đầu còn sền sệt, lỏng nhưng về sau toàn nước hoặc nhày, lẫn máu. Thông thường có màu loãng đục như mủ trông giống máu cá hay nước rửa thịt, nhất là phân trong bệnh lỵ do Shigella shiga. Số lần đi ngoài khoảng từ 1-30 lần, có khi lên tới 50-60 lần. Tình trạng mất nước, mất muối rõ rệt vào ngày thứ 3-4 của bệnh. Bệnh nhân khát nhiều, môi khô, tiểu ít, nhưng mạch và huyết áp hầu hết vẫn bình thường.
ly-truc-khuan
   – Thời kỳ lui bệnh: Nếu phát hiện sớm điều trị tích cực thì sau 7-14 ngày bệnh có thể khỏi. Bệnh nhân hạ sốt, đỡ đau bụng, đỡ mót rặn, phân dần dần trở lại bình thường rồi khỏi.
Bên cạnh thể nặng vừa và điển hình vừa nêu trên chúng ta còn có thể gặp thể lỵ trực khuẩn nhiễm độc rất nặng do Shigella shiga gây ra. Bao gồm các triệu chứng:
– Hội chứng lỵ rất nặng như đau bụng thường xuyên, tiêu chảy liên tục, không đếm được số lần vì phân chảy ra không thành bãi, không thành khuôn.
– Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc: sốt cao trên 40oC, nét mặt phờ phạc, xanh xám, li bì có thể dẫn đến hôn mê. Mắt trũng, môi khô, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.

Muốn chẩn đoán lỵ trực khuẩn cần căn cứ vào:

     – Triệu chứng lâm sàng như mô tả ở trên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và hội chứng lỵ. Nếu có điều kiện thì soi trực tràng thấy toàn bộ niêm mạc trực – đại tràng sung huyết, phù nề có nhiều ổ trợt loét nông và lan rộng (phương pháp này đòi hỏi phải vô khuẩn thật tốt, nếu không sẽ làm lây cho những người nội soi và cho những người khác).
– Soi tươi phân và nuôi cấy xác định vi khuẩn. Những nơi chưa có điều kiện này thì dựa vào tính chất của phân để chẩn đoán.
– Dựa vào tính chất dịch tễ học: trong gia đình, làng xóm, khu phố, tập thể có người mắc bệnh giống hoặc tương tự.

Bệnh có bị biến chứng và để lại hậu quả gì không?

     – Bệnh có thể gây nên xuất huyết đường tiêu hóa, gây hoại tử ruột, thủng đại tràng (nhưng hiếm gặp).
– Biến chứng toàn thân: co giật, nhiễm độc thần kinh, trụy tim mạch.
– Bội nhiễm: gây viêm túi mật, viêm đường tiết niệu, viêm phổi.
– Hậu quả: nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ sẽ đưa đến viêm đại tràng mạn tính.


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN