[Co giật] Xử trí khi trẻ sốt co giật

Đặt trẻ nằm nghiêng, cha mẹ không nên cho ngón tay hay đồ vật vào miệng trẻ, đưa vào viện nếu bé co giật trên 5 phút.

Theo bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo, trẻ co giật khi sốt khá phổ biến, với khoảng 3% ở trẻ khỏe mạnh 6-60 tháng tuổi. Đa số bé gặp cơn co giật toàn thân thể dưới 15 phút, một cơn trong 24 giờ. Một số trường hợp phức tạp có các cơn kéo dài trên 15 phút, khoảng 2 cơn trong 24 giờ.

Sốt co giật không làm giảm trí thông minh, không gây bất thường hành vi hoặc các rối loạn phát triển ở trẻ. Đa số trường hợp không làm tăng nguy cơ động kinh. Nguy cơ này chỉ tăng khi cơn đầu tiên xảy ra lúc trẻ dưới 1 tuổi, có tiền sử gia đình sốt co giật, tiền sử động kinh.

Nếu lần đầu bị co giật khi trẻ dưới 1 tuổi, khả năng mắc lần 2 là 50%. Trẻ trên 1 tuổi thì khả năng bị lần 2 là 30%. Khi đã sốt co giật lần 2, 50% sẽ xảy ra lần sau. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm nếu chấn thương, hít sặc, rối loạn nhịp tim trong lúc co giật.

Bác sĩ Thảo khuyến cáo lúc ấy chữa trị không cần tập trung vào sốt. Khi trẻ co giật, không cần cho hạ sốt ngay. Nhiều phụ huynh thường thấy trẻ giật, gồng cứng nên hoảng loạn dẫn đến xử trí sai lầm. Tuyệt đối không giữ chặt trẻ, không vì sợ bé cắn lưỡi mà đưa đồ vật, ngón tay vào miệng trẻ… dẫn đến nguy cơ chấn thương, hít sặc. 

Cần bình tĩnh xử trí bằng cách đặt trẻ nằm nghiêng lên một mặt phẳng an toàn và quan sát, theo dõi cơn co giật. Nếu cơn dưới 5 phút, cần ổn định trẻ sau đó đưa đến bác sĩ. Co giật trên 5 phút, đưa trẻ vào bệnh viện ngay.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn xử trí trẻ sốt co giật

Lê Phương


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN