Chảy máu mũi – những thắc mắc thường gặp

Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa lạnh và ở những địa phương có độ ẩm thấp, làm khô niêm mạc mũi.

Chảy máu mũi có thường gặp?

Theo một nghiên cứu ở Mỹ, có khoảng 60 – 70%  người trưởng thành bị chảy máu mũi ít nhất một lần trong đời. Trong số đó, 6% chữa hết bằng các biện pháp không  phẫu thuật và có 1,6/10.000 trường hợp phải nhập viện. Chảy máu mũi thường ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi nhưng với trẻ từ 3 – 8 tuổi lại là nhóm có nguy cơ cao nhất.

Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa lạnh và ở những địa phương có độ ẩm thấp, làm khô niêm mạc mũi.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như sưởi quá nóng cũng làm khô và hư niêm mạc mũi dẫn đến chảy máu, dùng các thuốc hít, tổn thương niêm mạc do ung thư xâm nhập hay các bệnh u hạt, chấn thương mũi.

Dù tiêu chuẩn phân định không rõ ràng, nhưng chảy máu mũi thường được chia  thành chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

Chảy máu mũi trước xảy ra ở thanh thiếu niên thường do chấn thương (cạy mũi) và do tiếp xúc với môi trường nóng, khô.

Chảy máu mũi sau thường xảy ra ở người trên 50 tuổi; ở nhóm tuổi dưới 50, đại đa số là nam giới và một số nữ giới do có hiện tượng giảm sút oestrogen.

Vai trò của niêm mạc mũi trong chảy máu mũi 

Niêm mạc mũi lót trong hốc mũi được bao phủ bởi một lớp dịch nhày giữ vai trò bảo vệ đường hô hấp. Chất dịch nhày này liên tục di chuyển từ trong xoang ra hốc mũi và được đưa xuống họng nhờ hoạt động của các vi nhung mao trên bề mặt niêm mạc. Bên trong lớp đệm, có một hệ thống mao mạch dồi dào nằm ngay phía dưới màng đáy của niêm mạc.

Khi cơ chế sản xuất ra chất nhày bị rối loạn hoặc có các yếu tố cản trở hoạt động của các vi nhung mao thì niêm mạc mũi sẽ khô rồi loét, làm lộ ra và gây tổn thương cho đám rối mao mạch bên dưới gây ra hiện tượng chảy máu mũi.

Những nguyên nhân thường gặp của chảy máu mũi

Bên cạnh một số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng, nguyên nhân chảy máu mũi được chia làm hai nhóm: tại chỗ và toàn thân.

– Các yếu tố tại chỗ: chấn thương (ngoáy mũi), dị vật (chảy dịch thối một bên + chảy máu mũi), phẫu thuật mũi xoang hay mắt, phản ứng viêm (ví dụ nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang mạn tính, các kích thích do môi trường), các thuốc xịt (cocaine), u trong hốc mũi lành hay ác tính (ở trẻ em hay gặp polyp mũi, thoát vị màng não, hay u thần kinh đệm), độ ẩm thấp (nhất là trong mùa đông lạnh), khí dung (steroids)…

– Các yếu tố toàn thân: các bệnh nhiễm trùng, cao huyết áp,  xơ vữa động mạch, bệnh Willebrand (một bệnh chảy máu có tính di truyền), bệnh rối loạn đông máu (hemophilia), u ác tính, các bệnh gan, suy tim, giảm tiểu cầu, hóa trị, thiếu máu, suy tim, thiếu sinh tố C và K, dùng thuốc aspirin, warfarin, các thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống dị ứng…

dap-tap-chay-mau-cam

Phát hiện và xử trí chảy máu mũi trước

Chảy máu mũi trước được chẩn đoán nhờ:

– Máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước (nếu có chảy xuống họng thì lượng máu chảy ra sau cũng ít).

– Máu chủ yếu chảy ở một bên mũi.

– Khi bóp chặt hai bên cánh mũi, máu sẽ ngưng chảy hoặc lượng máu chảy ra sẽ giảm hẳn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm mại, không bóp trên phần xương sống mũi). Với biện pháp này, đại đa số trường hợp sẽ có thể làm ngưng chảy máu sau 10 – 12 phút.

Bệnh nhân có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu. Sau khi đã dùng các biện pháp trên nhưng mũi vẫn còn chảy máu, nên đến các cơ sở tai mũi họng gần nhất để được khám và xử trí thích hợp. Nếu máu chảy nhiều và theo nhịp mạch thì nên đốt điện để có thể đốt sâu hơn.

Với những trường hợp nằm viện, bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử, khám và thực hiện một số xét nghiệm (nội soi, CT-scan hốc mũi…) nhằm xác định nguyên nhân, vị trí chảy máu để quyết định có nên thực hiện thủ thuật nhét bấc mũi trước để làm ngưng chảy máu mũi hay không. Nếu bệnh nhân cần được nhét bấc cầm máu mũi thì sau thủ thuật nên cho bệnh nhân dùng kháng sinh để phòng hội chứng sốc nhiễm độc sau nhét bấc do tụ cầu trùng gây ra.

Bấc mũi trước được lưu lại trong 1- 2 ngày.

Phát hiện và xử trí chảy máu mũi sau

Cần nghĩ đến chảy máu mũi sau khi:

• Máu mũi chảy ra sau, lượng máu chủ yếu đi xuống họng.

• Chảy máu mũi 2 bên.

• Máu mũi chảy lượng nhiều.

• Khi chỉ định sai nhét bấc mũi trước, tuy đã làm đúng kỹ thuật, máu vẫn chảy.

– Trong một số trường hợp, sau khi nhét bấc mũi sau tình trạng chảy máu mũi nặng vẫn tiếp diễn, cần hồi sức tích cực, bù lượng máu mất.

– Với tình trạng chảy máu mũi nặng, cần phải ngăn chảy máu tại các mạch máu gần nhất bằng các biện pháp như:

• Thắt động mạch (qua đường mổ cạnh cổ).

• Thuyên tắc mạch (qua thủ thuật can thiệp nội mạch).

• Nội soi đốt cầm máu (qua nội soi mũi xoang).

– Bấc mũi sau được lưu lại trong 3 – 5 ngày.

 Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Sưu tầm: Dược phẩm PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN