Phòng và chữa trị ho cho trẻ hiệu quả khi mùa lạnh đến

Phương pháp chữa trị ho cho trẻ khi vào mùa lạnh

Vào mùa đông, trẻ em là đối tượng thường xuyên bị cảm lạnh và bị ho khan. Nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm, cơn ho sẽ kéo dài dai dẳng, trẻ mất ngủ, khó thở nghiêm trọng và để lâu trở thành bệnh mãn tính. Vì vậy khi trẻ có dấu hiệu bị ho phải tìm biện pháp chữa trị ho cho trẻ ngay từ sớm.

Một số bệnh về đường hô hấp mà trẻ hay mắc phải khi thời tiết chuyển sang lạnh.

Cảm mạo

Gây ra ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, sợ lạnh, toàn thân khó chịu. Để đề phòng cảm mạo phong hàn cho trẻ trong mùa đông, phải luôn giữ ấm cho trẻ, cho trẻ ăn uống nóng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không để trẻ ra nơi lạnh, có gió. Ban đêm đi ngủ phải chú ý cho trẻ đi tất và không nằm nơi có gió lùa.

chua-ho

Viêm mũi

Ban đầu trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 38oC-39oC. Nếu ở trẻ mới sinh, mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ, trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch.

Viêm V.A

Thường xảy ra ở trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Trẻ bị sốt 38-39oC, cũng có thể sốt cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi, dấu hiệu này được thấy rõ hơn khi trẻ ngủ.

Ở những trẻ còn bú mẹ, dấu hiệu ngạt mũi còn thấy khi trẻ muốn bú mẹ nhưng ngậm vú thì không thở được nên trẻ lại phải nhả vú mẹ ra để thở và tất nhiên là trẻ sẽ khóc. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi.

Tùy mức độ bệnh của trẻ mà bác sĩ ra chỉ định như: điều trị bằng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38oC, các thuốc làm loãng đờm giảm ho, các thuốc nhỏ mũi. Ngoài ra, việc làm sạch mũi thường xuyên là rất quan trọng. Dùng kháng sinh phải do thầy thuốc chỉ định trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng.

Viêm amiđan

Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 oC, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.

chua-ho

Viêm họng cấp

Là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.

Viêm phế quản

Có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi… Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi và ăn uống bình thường.

Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm.

Bệnh suyễn (hen phế quản)

Thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa…

Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi.

Nghe phổi có tiếng ran rít, ran ngáy.

Phòng tránh chữa trị ho như thế nào cho hiệu quả

 

Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn, tránh nhiễm lạnh, giữ ấm và đặc biệt là gió lạnh khi chiều về.

chua-ho

Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Hơn nữa, thói quen ngoáy mũi và bú tay của trẻ cần được khắc phục .

Biện pháp dân gian chữa trị ho cho trẻ

Sử dụng cam nướng

Bạn chọn cam tươi, không chứa thuốc, mọng nước rồi nướng trên bếp. Lưu ý là để nướng để lửa nhỏ và lật để hai bên để vỏ cam không bị cháy. Nướng khoảng 10 phút là được. Quả cam khi nóng, dễ bóc vỏ, cho trẻ ăn 2-3 múi cam lúc còn ấm sẽ giúp chữa ho hiệu quả.

Xông hơi

Khi trẻ bị ho vì lạnh thì một giải pháp chữa ho bạn có thể áp dụng dễ dàng tại nhà đó là xông hơi cho trẻ. Bạn sử dụng tinh dầu khuynh diệp vào nước xông hơi, cho trẻ đứng vào nhà tắm với hơi nước nóng tỏa ra và bảo trẻ hít thở đều đặn trong vòng 10-15 phút, trẻ sẽ cảm thấy khỏe hơn và cơn ho sẽ không kéo dài dai dẳng. Hơn nữa đây là một trong biệnj pháp chữa trị ho hay được các bà các mẹ ngày xưa sử dụng .

Súc miệng bằng nước muối

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn cho một thìa nước muối vào cốc nước ấm rồi cho trẻ súc miệng 2 lần/ ngày. Cách này sẽ giúp trẻ chống lại những cơn ho khó chịu.

chua-ho

Tắm nước gừng cho trẻ

Bạn lấy một củ gừng vừa phải, rửa thật sạch rồi giã nát, cho vào nồi đun sôi, hòa đều với một chút nước lạnh vừa đủ ấm để tắm cho trẻ. Bạn lưu ý cho trẻ ngâm mình một lúc, chú ý phần lưng và phần ngực. Thực hiện một cách đều đặn, thường xuyên, bạn sẽ thấy trẻ dứt cơn ho nhanh chóng

Sử dụng bài thuốc đông y được lưu truyền trong dân gian Cát cánh tán được ghi chép lại trong cuốn thuốc nam thuốc bắc và các phương thang chữa trị bệnh. Thời gian tồn tại và lưu truyền là minh chứng tốt nhất cho công hiệu của bài thuốc. Áp dụng dựa trên bài thuốc kết hợp với bào chế hiện đại sản xuất ra siro PQA dành cho trẻ em ho Với thành phần là thảo dược thiên nhiên: cát cánh, ma hoàng, cam thảo, xích phục linh, bối mẫu, xuyên khung, nhân sâm, tang bạch bì….. Công dụng chủ đạo của bài thuốc

Thanh phế: phế dịu hơn, dễ chịu hết đờm, làm hết cơn ho

-Mát họng: mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh

-Thông đường thở: Làm sạch những lắng đọng tại phổi, giúp cho người bệnh dễ thở hơn

Thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên an toàn khi sử dụng cho trẻ.

Sưu tầm bởi PQA

 


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN