Nguyên nhân của bệnh Parkinson và cách điều trị nhanh khỏi

Bệnh ParkinsonCách điều trị bệnh Parkinson

Nguyên nhân của bệnh Parkinson và cách điều trị nhanh khỏi. Bệnh Parkinson là một rối loạn tiến triển của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến chuyển động của bạn. Bệnh phát triển dần dần, đôi khi bắt đầu với một cơn chấn động hầu như không đáng chú ý chỉ trong một tay. Nhưng trong khi run có thể là dấu hiệu nổi tiếng nhất của bệnh Parkinson, thì rối loạn cũng thường gây ra cứng cơ hay vận động chậm.
 

Trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, khuôn mặt của bạn có thể ít hiển thị hoặc không có biểu hiện, hoặc cánh tay của bạn có thể không vung vẩy nhịp nhàng khi bạn đi bộ. Giọng nói của bạn có thể trở nên yếu hoặc líu lưỡi. Triệu chứng bệnh Parkinson tồi tệ hơn theo thời gian.

Mặc dù bệnh Parkinson không thể chữa trị khỏi, thuốc có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bạn. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều chỉnh một số vùng của não và cải thiện các triệu chứng của bạn.

Triệu chứng bệnh Parkinson

Triệu chứng bệnh và dấu hiệu Parkinson có thể thay đổi từ người này sang người khác. Dấu hiệu ban đầu có thể nhẹ và không được chú ý. Các triệu chứng thường bắt đầu ở một bên của cơ thể của bạn và thường trở nên tồi tệ hơn bên đó, ngay cả sau khi các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến cả hai bên. Các dấu hiệu và triệu chứng Parkinson có thể bao gồm:

•        Run. Thường bắt đầu bằng run, hoặc lắc ở ngón tay của bạn, sau đó lan ra cả cánh tay. Đôi khi run bàn tay khiến ngón cái cọ vào ngón trỏ như là vê viên bi. Một đặc điểm của bệnh Parkinson là run tay ngay cả khi nó ở tư thế thoải mái (khi nghỉ ngơi).

•        Chuyển động chậm (chậm vận động). Theo thời gian, bệnh Parkinson có thể làm giảm khả năng di chuyển và cử động của bạn chậm chạm. Điều này có thể làm cho việc thực hiện các công việc đơn giản trở nên khó khăn và tốn thời gian. Các bước của bạn có thể trở nên ngắn hơn khi đi bộ, hoặc bạn có thể cảm thấy khó khăn khi rời khỏi ghế. Ngoài ra, bàn chân của bạn có thể như dính vào sàn  khi bạn cố gắng đi bộ, làm cho nó di chuyển khó khăn
 

Dấu hiệu bệnh Parkinson

•        Cơ bắp cứng. Cơ bắp cứng có thể xảy ra trong bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Các cơ bắp cứng có thể giới hạn phạm vi chuyển động của bạn và làm bạn đau đớn.

•        Dáng điệu suy yếu và mất cân bằng. Dáng của bạn có thể bị khom xuống, hoặc bạn có thể có vấn đề cân bằng là kết quả của bệnh Parkinson.

•        Mất các cử động tự động. Khi bị bệnh Parkinson, bạn có thể giảm khả năng thực hiện động tác vô thức, bao gồm chớp mắt, mỉm cười hoặc đung đưa cánh tay của bạn khi bạn đi bộ. Bạn có thể không còn điệu bộ cử chỉ khi nói chuyện.

•        Giảm khả năng nói.  Khi bị bệnh Parkinson, bạn thường có thể có vấn đề khi nói. Bạn có thể nói chuyện nhẹ nhàng, nhanh chóng, nói líu nhíu hay ngập ngừng trước khi nói chuyện. Giọng nói của bạn có thể đều đều hơn, chứ không phải có các ngữ điệu thông thường.

•        Chữ viết thay đổi. Chữ viết có thể xuất hiện nhỏ và trở nên khó đọc.

Thuốc thường làm giảm rõ rệt nhiều triệu chứng bệnh Parkinson. Các loại thuốc này làm tăng hoặc thay thế cho hóa chất dẫn truyền tín hiệu giúp cơ cử động uyển chuyển nhịp nhàng và có kiểm soát trong não của bạn: dopamine. Những người bị bệnh Parkinson có nồng độ dopamin não thấp.
 

Run khi nghỉ ngơi (Bệnh run tay)

– Thường là bắt đầu ở 1 bàn tay và có thể bắt đầu sau đó dừng lại.

– Ở hầu hết các trường hợp thì nó sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tình trạng stress và cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.

– Sau vài tháng hoặc vài năm, BN bắt đầu run giật cả hai tay nhưng không đối xứng.

– Triệu chứng run giật có thể có ở lưỡi, môi, hoặc cằm

– Tính chất run giật của bệnh hiện diện và dễ thấy nhất ở các chi khi nghỉ ngơi.

– Động tác run giật của bệnh nhân giống như động tác đang lăn 1 viên thuốc bằng bàn tay hoặc chỉ là sự run vẩy bàn tay hoặc cánh tay.

thuoc-chua-parkinson

Cứng khớp

– Cứng khớp được biểu hiện qua giảm khả năng kháng lại lực tác động của người khác làm di chuyển các khớp.

– Lực kháng này có thể đi theo đường thẳng hoặc theo hình răng cưa.

– Bạn có thể nhờ người khác co và duỗi cổ tay của bạn trong trạng thái nghỉ ngơi để kiểm tra dấu hiệu này.

– Cứng khớp có thể thấy rõ ràng hơn khi có những cử động cố ý của chi đối bên.

Di chuyển chậm chạp

– Triệu chứng này không chỉ ám chỉ đến sự chậm chạp trong di chuyển mà còn bao hàm cả giảm các cử động tự ý và tăng phạm vi cử động.

– Nó được biểu hiện ra ngoài bằng các dấu hiệu: viết chữ nhỏ, giảm khả năng thể hiện cảm xúc ở khuôn mặt, giảm tỷ lệ chớp mắt và nói nhỏ.

Tư thế không vững

– Mất thăng bằng và phản xạ giúp đứng vững.

– Triệu chứng này là một cột mốc quan trọng vì nó rất khó trị và là nguyên nhân phổ biến của sự tàn tật trong giai đoạn muộn.

Các triệu chứng khác

– Bạn có thể cảm thấy cứng người khi bắt đầu bước đi, xoay người, hoặc khi bước qua bậc cửa

– Có thể xuất hiện tư thế cong gập của cổ, thân và chi.

– Những thay đổi về tâm thần có thể xảy ra muộn và ảnh hưởng đến khoảng 15-30% người bệnh Parkinson.

– Có thể giảm trí nhớ ngắn hạn và thị trường.

– Tính chất khởi phát điển hình của Parkinson là không đối xứng mà dấu hiệu phát hiện đầu tiên thường thấy nhất là run vẫy không đối xứng ở 1 tay. Khoảng 20% trường hợp có dấu hiệu đầu tiên được phát hiện ra là tình trạng vụng về xuất hiện ở 1 tay.

– Một thời gian sau, bạn sẽ cảm thấy các dấu hiệu tiến triển của triệu chứng cứng khớp, di chuyển chậm chạp và các vấn đề về bước đi (rối loạn dáng đi).

Triệu chứng khởi phát của bênh Parkinson có thể không đặc hiệu và bao gồm cả mệt mỏi và trầm cảm.

– Một vài người cảm thấy giảm sự khéo léo và thiếu khả năng phối hợp đồng bộ trong các hoạt động như chơi golf, mặc quần áo hoặc leo cầu thang.

– Một số người thấy đau hoặc có cảm giác thắt nghẹt ở bắp chân hay ở vai.

– Bên tay bị ảnh hưởng đầu tiên sẽ không đong đưa hết biên độ theo nhịp bước đi, bàn chân ở cùng bên có thể sẽ đi kéo lê dưới sàn.

– Giảm phản xạ nuốt làm tăng lượng nước miếng và sau cùng là chảy nước mũi.

– Rối loạn hệ thần kinh tự chủ cũng thường hay gặp có thể là táo bón, đổ mồ hôi và rối loạn chức năng sinh dục.

– Rối loạn giấc ngủ cũng thường hay gặp.

Có thể đưa ra chẩn đoán bệnh Parkinson tốt nhất khi BN có triệu chứng run giật lúc nghỉ, không đối xứng và đáp ứng tốt với liệu pháp thay thế dopamin.

Nguyên nhân và nguy cơ bệnh Parkinson

Trong quá trình lão hóa bình thường, ai cũng bị mất một số nơron sản sinh dopamin. Nhưng người bệnh Parkinson bị mất ít nhất là 60% các nơron ở vân xám. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này vẫn đang được các nhà khoa học tích cực nghiên cứu. Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng bệnh Parkinson có thể là hậu quả của sự phối hợp các yếu tố di truyền và môi trường. Một số thuốc, bệnh và độc tố cũng có thể gây các triệu chứng tương tự triệu chứng của bệnh Parkinson.

Yếu tố di truyền

Cho đến gần đây, các nhà khoa học vẫn tin rằng gen đóng vai trò chủ yếu trong một thể bệnh Parkinson xảy ra ở người trẻ. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy một thành tố di truyền mạnh mẽ cũng xuất hiện ở người già. Trên thực tế, những người có người thân trực hệ bị bệnh Parkinson, như cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con, có nguy cơ bị bệnh cao hơn gấp ba lần, bất kể độ tuổi. Và một nghiên cứu thấy rằng có hai người thân trực hệ bị bệnh Parkinson thì nguy cơ có thể tăng gấp 10 lần.

Yếu tố môi trường

Những người tiếp xúc với thuốc trừ sâu diệt cỏ dễ bị bệnh Parkinson gấp ba lần so với người không tiếp xúc. Đáng tiếc là các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định mối liên quan giữa một loại thuốc trừ sâu diệt cỏ cụ thể với bệnh Parkinson. Bệnh cũng hay gặp hơn ở những người làm nông nghiệp, sống ở vùng nông thôn hoặc uống nước giếng. Có khả năng tiếp xúc với thuốc trừ sâu diệt cỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp này.

Thuốc cũng là nhân tố gây bệnh parkinson

Một số thuốc dùng kéo dài hoặc với liều cao có thể gây các triệu chứng bệnh Parkinson. Các thuốc này gồm haloperidol (Haldol, Halperon) và chlorpromazin (Thorazine, Sonazine), thường được kê đơn điều trị một số rối loạn tâm thần, cũng như những thuốc dùng điều trị buồn nôn, như metoclopramid (Reglan) và prochlorperazin (Compazine, Compro). Thuốc động kinh valproat (Depacon) cũng có thể gây một số đặc điểm của bệnh Parkinson, đặc biệt là run nhiều.

Hóa chất độc gây parkinson

Tiếp xúc với hóa chất độc như bụi mangan hoặc hoá chất MPTP, một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất heroin, có thể gây Parkinson. Các nhà khoa học lần đầu tiên biết về bệnh Parkinson do MPTP là vào những năm 1980 khi nhiều người nghiện heroin sử dụng loại ma túy lẫn MPTP này bị tất cả các triệu chứng của Parkinson. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm gặp.

Tuổi cũng là nguyên nhân bệnh parkinson

Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh Parkinson. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở người lớn trong độ tuổi 20, song nó chủ yếu bắt đầu ở tuổi trung niên hoặc muộn hơn. Nguy cơ tiếp tục tăng theo tuổi. Một số nhà nghiên cứu giả thiết rằng người bệnh Parkinson có thể có tổn thương thần kinh do các yếu tố di truyền hoặc môi trường trở nên nặng hơn theo thời gian.

– Giảm nồng độ estrogen: Giảm nồng độ estrogen làm tăng nguy cơ bệnh Parkinson. Điều này có nghĩa là phụ nữ mãn kinh ít hoặc không dùng liệu pháp thay thế hormon (HRT) và những người cắt tử cung toàn bộ có nguy cơ cao hơn. Phụ nữ mãn kinh dùng HRT có vẻ giảm nguy cơ. Nhưng không phải tất cả các tác dụng của HRT đều là tích cực. Dùng HRT ở dạng liệu pháp phối hợp – estrogen + progestin – có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng và nguy cơ đối với sức khoẻ. Hãy cùng bác sĩ đánh giá các lựa chọn và quyết định lựa chọn nào là tốt nhất cho bạn.

– Giảm nồng độ folate: Kết quả nghiên cứu công bố tháng 1/2002 trên tạp chí Journal of Neurochemistry cho thấy nồng độ thấp của vitamin B folat (dạng tổng hợp được gọi là acid folic) có thể tăng sự mẫn cảm với bệnh Parkinson.

Mục tiêu đặt ra ở đây là khám phá nguyên nhân tại sao khi những neuron thần kinh này bị phá hủy lại gây ra bệnh Parkinson.

Có nhiều giả thuyết được đặt ra nhưng nhiều nhà nghiên cứu tin rằng Parkinson không được gây ra bởi chỉ duy nhất một thủ phạm mà nó là sự kết hợp của hai tác nhân: sự nhạy cảm mang tính chất di truyền và những tác động xấu gây ra bởi môi trường xung quanh dẫn đến sự thoái hóa của tế bào não. 

– Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng sống ở môi trường nông thôn, uống nước giếng, tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sống gần nhà máy gỗ có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Người ta đã chứng minh được rằng có khoảng 5 – 10% bệnh nhân Parkinson có xu hướng di truyền. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra có một gene đột biến ở trong nhóm người mắc bệnh. Mặc dù gen đột biến này không phải là nguyên nhân của tất cả những trường hợp bệnh nhưng phát hiện này đã mở ra cơ hội cho các nhà khoa học thực hiện thêm các nghiên cứu trên động vật để tiếp cận sâu hơn nữa đối với bệnh Parkinson.

Hiện nay thì giả thuyết hứa hẹn nhất là giả thuyết về sự Oxy hóa:

– Người ta tin rằng các gốc hóa học tự do là nguyên nhân của bệnh Parkinson. Các gốc hóa học tự do mang điện tích dương được sinh ra do Dopamin bị phá hủy khi nó kết hợp với Oxy.

– Sự phá hủy dopamin gây ra bởi 1 enzyme tên là MonoAmin Oxidase (MAO) dẫn đến sự hình thành hydrogen peroxide

– Bình thường thì có một protein tên là Glutathione sẽ phá hủy Hydrogen peroxide một cách nhanh chóng. Nếu hydrogen peroxide không bị phá hủy, nó sẽ dẫn đến sự hình thành những gốc tự do có thể tác dụng lên màng tế bào làm phá hủy tế bào và oxy hóa lipid khi hydrogen peroxide tác động lên màng lipid ở lớp màng tế bào.

– Ở bệnh Parkinson, glutathione bị thiếu do đó cơ thể mất đi sự bảo vệ cần thiết chống lại sự hình thành những gốc hóa học tự do.

– Hơn nữa, sự gia tăng chất sắt trong não có thể làm tăng sự tạo thành các gốc tự do.

– Ngoài ra, sự oxy hóa lipid cũng gia tăng ở bệnh Parkinson.

– Sự liên quan giữa bệnh Parkinson với sự tăng tốc đào thải Dopamin, sụt giảm các yếu tố bảo vệ (glutathione) chống lại các gốc tự do, tăng lượng chất sắt (làm cho sự tạo thành các gốc tự do xảy ra dễ dàng hơn) và gia tăng oxy hóa lipid đã giúp củng cố giả thuyết về sự Oxy hóa này.

– Nhưng cho dù giả thuyết này có được xem là đúng đi chăng nữa thì nó vẫn không thể giải thích được tại sao hoặc bằng cách nào mà cơ thể lại bị mất đi cơ chế tự bảo vệ. Câu trả lời vẫn còn được để ngỏ. Và nếu giả thuyết này đúng, người ta có thể điều chế thuốc để ngăn chặn hoặc làm chậm đi các triệu chứng này.

thuoc-chua-parkinson

Mặc dù nguyên nhân của bệnh Parkinson vẫn chưa được khám phá ra, nhưng vẫn có những trường hợp các triệu chứng của bệnh Parkinson có thể xác định được nguyên nhân một cách rõ ràng. Trong trường hợp này, người ta gọi các hội chứng trên là Parkinson thứ phát.

Mặc dù Parkinson nguyên phát, hoặc bệnh Parkinson, là type thường gặp nhất, nhưng số lượng thật sự những người bị bệnh Parkinson thứ phát gây ra do thuốc có thể còn nhiều hơn rất nhiều so với con số được báo cáo, và chiếm khoảng 4% trường hợp Parkinson thứ phát.

– Sự thay đổi nồng độ dopamine, do mất tế bào não hay do dùng thuốc, đều có thể gây ra các triệu chứng của Parkinson

– Những người bị Parkinson thứ phát do thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson nguyên phát sau này.

– Những thuốc gây ra bệnh Parkinson bằng cách làm hạ thấp nồng độ dopamin được gọi là chất ức chế các receptor của dopamin.

– Hầu hết những loại thuốc chống rối loạn thần kinh hoặc thuốc an thần như Chlorpromazine (Thorazine), haloperidol (Haldol) và Thioridazine (Mellaril) có thể gây ra những triệu chứng của Parkinson.

– Valproic acid (Depakote), vốn được sử dụng rộng rãi như là một loại thuốc chống co giật, có thể gây ra triệu chứng Parkinson ngược lại.

– Những loại thuốc như metoclopramide (Octamide, Maxolon, Reglan), được dùng để điều trị những rối loạn của dạ dày chẳng hạn như loét dạ dày, có thể gây ra Parkinson thứ phát hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn.

– Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin có thể gây ra những triệu chứng tương tự như parkinson.

Nói chung, cơ chế gây bệnh của tất cả những loại thuốc trên là chúng có khả năng làm thay đổi nồng độ dopamin trong hệ thần kinh trung ương.

Nguồn: Phunu.net

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN