Phân biệt trẻ sơ sinh bị trớ bình thường và bất thường

Giải đáp câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh bị trớ

Nôn trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nôn trớ là sự trào ngược những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Nó có thể chỉ là một triệu chứng đơn giản nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm như viêm màng não mủ hay là một bệnh lý phức tạp như mối loạn về chuyển hóa.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ

Nôn trớ do nguyên nhân thông thường

Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Với những bé còn bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì hiện tượng nôn trớ cũng có thể do chất lượng sữa của mẹ. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể.  Do vậy, chỉ cần điều chỉnh việc cho bé ăn, uống sao cho hợp lý hơn để có thể giúp bé khắc phục đáng kể tình trạng này.

non-tro

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị trớ

– Không ép bé ăn quá nhiều làm bé sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
– Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo bé ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết.
– Ở những bé còn bú, sau khi bú xong nên bế bé 10-15 phút rồi mới đặt bé nằm xuống.
– Pha sữa đúng công thức.
– Khi cho bé bú bình thì cần nghiêng bình sao cho sữa luôn ngập lỗ núm vú để tránh tình trạng bé nuốt không khí vào dạ dày quá nhiều gây đầy hơi, chướng bụng.

Nôn trớ do nguyên nhân bệnh lý

Thường gặp nhất là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản, đôi khi trào ra miệng của bé), gặp nhiều ở bé sơ sinh. Vì dịch dạ dày là dịch axit, trong khi thực quản lại hơi kiềm nên những dịch trào ngược lên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản (như có thể gây viêm thực quản, làm bỏng rát thực quản), khiến bé rất sợ khi được cho bú hoặc ăn.

non-tro

Dịch trào ngược lên miệng nhiều có thể khiến bé dễ bị hít sặc vào phổi gây viêm phổi. Đôi khi bé có thể bị tím tái do ọc sữa. Đôi khi dịch dạ dày gây kích thích dây thần kinh dọc theo thực quản, làm bé khò khè hoặc nguy hiểm hơn là ức chế hô hấp, khiến bé ngưng thở.
Do đó, bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất nguy hiểm đối với bé, đặc biệt là bé sơ sinh. Phần lớn trào ngược dạ dày thực quản sinh lý sẽ tự khỏi hoặc khi bé được ăn dặm với thức ăn đặc hơn thì các triệu chứng sẽ giảm dần rồi biến mất. Các trường hợp trào ngược bệnh lý cần được khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị trớ 

Sau khi cho bé bú xong cần bế đứng bé lên và vỗ nhẹ phần lưng bé để bé có thể ợ hơi được, mục đích làm giảm lượng hơi mà bé nuốt phải trong dạ dày (cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị nôn, trớ).

non-tro
Khi bé nằm cần cho bé nằm cao đầu, cũng như thân mình phía trên luôn cao hơn hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược; nếu bé bị ọc sữa nhiều thì cho bé nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi, tuyệt đối tránh bế xốc bé lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch nôn vào phổi.
Cho bé bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày bé quá mức, có thể cho bé dùng thêm các loại sữa công thức giúp chống trào ngược và nôn trớ thì sẽ tránh được việc trào ngược.

Y học cổ truyền làm gì được cho bé

Khi trẻ sơ sinh bị trớ các mẹ thường dùng thuốc chống nôn tân dược thường có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương làm cho trí não chậm phát triển, rối loạn trương lực cơ, giãn đồng tử, loạn thị, đi lại chậm chạp, mất thăng bằng, ăn chậm, nói chậm… nên các bà mẹ phải thật thận trọng khi cho bé sử dụng.

Theo Y học cổ truyền nôn trớ là do bị hàn lạnh, do gió lạnh, bị lạnh bụng, bú sữa lạnh hoặc ăn đồ ăn lạnh làm khí nghịch lên trên gây nôn trớ.Muốn chữa trị bệnh, chữa trị phải giúp người bệnh tán hàn, ôn trung, giáng khí, chỉ ách, ôn ấm tỳ vị.
Trong Y học cổ truyền cũng lưu truyền nhiều bài thuốc chữa trị bệnh này, tiêu biểu như bài Đinh hương thị đế thang được bào chế từ các thảo dược có cơ chế tác dụng như sau:
Đinh hương: Có tác dụng ôn tỳ, ôn thận, giáng nghịch, chủ trị chữa trị đau bụng, nôn mửa, đại tiện lỏng.
Tai hồng (thị đế): Có tác dụng ôn trung, giáng nghịch, hạ khí, chữa trị nắc cụt.
Sinh khương: Có tác dụng tán hàn, hồi dương, thông mạch, ôn trung, làm hết nôn tiêu đờm, hành khí giải độc.
Đảng sâm: Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, ích phế, chỉ khát chữa trị tỳ hư, ăn uống kém, chân tay yếu mỏi.

Mẹ có thể tham khảo sản phẩm sản xuất ứng dụng từ bài thuốc Đinh Hương Thị Đế Thang

trẻ sơ sinh bị trớ

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN