Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị hen phế quản

Cần phát hiện hen phế quản và điều trị bệnh sớm

  Bệnh hen hiện đang gia tăng mạnh trên toàn cầu, đặc biệt là các nước Ðông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ðối tượng mắc nhiều nhất là trẻ em. 85% các trường hợp tử vong vì bệnh hen có thể phòng tránh được, tuy nhiên cho đến nay, chỉ mới có 5% bệnh nhân hen được kiểm soát căn bệnh này. Ða số bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh hen, không có điều trị dự phòng lâu dài.

Biểu hiện để nhận biết sớm bệnh hen phế quản

hen-suyen

Theo các bác sĩ, người dân nếu thấy có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ dưới đây nên chủ động đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời:

Khó thở;

-Ho, khạc đờm;

Thở khò khè, cò cử;

-Nặng ngực;

– Khó thở về đêm;

– Khó thở khi thay đổi thời tiết;

– Bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng.

Các yếu tố nguy cơ với người hen phế quản

Tại sao cơn hen lại hay xuất hiện ở một số người này mà lại không xuất hiện ở những người khác cho đến nay chưa được rõ, nhưng có một số tác nhân được cho là yếu tố khởi phát cho sự xuất hiện của cơn hen và các yếu tố này kết hợp với yếu tố “cơ địa” của bệnh nhân để làm bùng phát cơn hen.
Đó là các yếu tố như các tác nhân dễ gây dị ứng: phấn hoa; lông động vật (chó, mèo, thỏ…); nấm mốc; thực phẩm (cua, sò, ốc, tôm); thuốc các loại… Người bị cơn hen do dị ứng thường có tiền sử viêm mũi dị ứng, hay mẩn đỏ, ngứa khi tiếp xúc với các chất như trên.
hen-suyen
Nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng là yếu tố kích thích cho cơn hen xuất hiện bởi sự viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut gây ra tăng tiết phù nề đường hô hấp và độc tố của chúng là những yếu tố gây co thắt cơ phế quản. Hút thuốc lá, thuốc lào, bên cạnh những tác hại lâu dài về tim mạch, ung thư phổi… còn là tác nhân hàng đầu kích thích khởi phát những cơn hen phế quản nặng và việc điều trị cắt cơn cũng khó hơn ở những bệnh nhân hen nghiện thuốc lá.
Ở những người bị hen, việc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm như khói, bụi, ẩm mốc… cũng dễ dàng làm cơn hen xuất hiện. Trào ngược dạ dày – thực quản khiến cho một phần dịch vị có tính acid cao lọt vào đường hô hấp gây nên những thương tổn mạn tính và kích thích các cơ phế quản co thắt làm bệnh nhân khó thở. Ngoài ra, nhiều người còn bị chứng hen khi gắng sức nhiều (khi lao động, khi chơi các môn thể thao…), chứng hen do thuốc, hen do nghề nghiệp phải tiếp xúc với bụi bông, bụi phấn, hóa chất… và cuối cùng, thời tiết khi giao mùa với những đặc điểm như nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao sẽ khiến cho cơ thể giảm sức đề kháng, dễ dàng bùng phát những cơn khó thở ở những bệnh nhân đang bị chứng hen phế quản.
Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN