Cách sử trí khi trẻ bị nôn trớ nhanh chóng hiệu quả

Giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ bị nôn trớ phải làm sao

Khi chăm sóc trẻ nhỏ nhiều bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm chăm con đúng cách nên thường khó khăn trong khi chăm sóc trẻ. Một số hiện tượng sinh lý bình thường có thể gặp ở trẻ cũng là điều lo lắng đứng ngồi không yên của bậc cha mẹ. Hiện tượng thường thấy nhất chính là trẻ thường hay nôn trớ trong khi ăn. Đây là trường hợp không đáng lo ngại đâu các mẹ nhé, chỉ cần tìm hiểu thêm về vấn đề này các mẹ sẽ có cách chăm sóc con dễ dàng và đúng cách hơn, không gặp phải những lo lắng đáng sợ nữa.

Trẻ nôn trớ nhiều có phải là bệnh hay không

Trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, tình trạng nôn trớ rất hay xảy ra. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con nôn trớ rất lo lắng, nhất là khi trẻ nôn vọt thành dòng hay nôn cả ra đường mũi. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, trẻ em bị như vậy là hoàn toàn bình thường, nguyên nhân có nhiều, có thể do cơ thể trẻ, cổ họng bị vướng, bị ép ăn…. Nếu là nguyên nhân bệnh tật có thể do virus dạ dày, đường ruột hoặc nặng hơn do ngộ độc thực phẩm….

tre-non-tro

Những cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ

Dấu hiệu nào chứng tỏ con bạn đang mất nước

Một trong những việc mà người chăm sóc trẻ cần phải để ý khi trẻ nôn là xem trẻ có bị mất nước hay không. Khi nôn nhiều lần, với lượng lớn, trẻ em rất dễ bị mất nước, so với người lớn, trẻ thường mất nước nhanh hơn. Nếu trẻ có các dấu hiệu như miệng lưỡi khô, mệt mỏi, cáu kỉnh, đi tiểu ít, mỗi lần đi lượng ít, nước tiểu sậm màu…. thì khi đó trẻ đang bị mất nước.

Cách xử trí khi bé bị mất nước sau khi nôn

Để ngăn chặn và làm giảm tình trạng mất nước, cố gắng cho bé uống nước từng chút một. Ngay cả khi uống vào tiếp tục bị nôn, điều đó không có nghĩa là trẻ đã nôn ra hết lượng nước bạn vừa đưa vào. trẻ sẽ hấp thu một ít lượng nước vừa cho bé uống. Nếu có thể hãy cho bé uống dung dịch bù nước oresol hoặc nước có pha chút muối. Sau khi bé nôn, hãy bắt đầu cho bé uống lại ít một, cách vài phút lại cho uống. Cho bé uống đến lúc bé có thể đi tiểu trở lại.

tre-non-tro

Chế độ ăn với chất lỏng sau khi bé bị nôn

Cách vài giờ kể từ lần cuối cùng bị nôn hãy cho bé ăn theo một chế độ ăn lỏng, loãng, chúng sẽ dễ dàng được tiêu hóa hơn, đường ruột dễ hấp thu hơn và không bị quá tải. Có thể cho trẻ ăn cháo loãng, uống nước hoa quả, kể cả cam quýt, hay uống sữa. Nhiều bậc cha mẹ thấy con nôn, đi ngoài thường kiêng khem quá mức làm trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thiếu chất dễ dẫn đến mắc bệnh khác

Không nên dùng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định

Khi con em mình bị nôn ói, cha mẹ không nên sốt ruột, tốt nhất nên quan sát để tìm hướng xử lý phù hợp nhất. Nôn trớ thường xảy ra trong một thời gian nhất định, không nhất thiết phải dùng ngay các loại thuốc chống nôn cho trẻ bởi nếu trẻ bị nôn do một loại virus đường ruột chẳng hạn, thuốc sẽ không thể giải quyết vấn đề. Nếu trẻ bị nôn nặng dẫn đến mất nước hãy cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân khiến trẻ bị nôn.

Mẹo dân gian trong  trường hợp trẻ hay bị nôn trớ

Từ hàng trăm năm nay, ông cha chúng ta thường sử dụng gừng để làm giảm các cơn đau ở dạ dày và đường ruột. Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng gừng có tác dụng rất lên dạ dày, đường ruột và hệ thần kinh nhằm kiểm soát các triệu chứng buồn nôn. Có thể sử dụng nước gừng ấm pha loãng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên uống từng chút một.

Bấm huyệt giúp bé giảm nôn trớ

Dùng đầu ngón tay ấn mạnh lên huyệt cổ tay và giữ chừng 3 đến 5 phút sẽ hết.
Tư thế bấm huyệt ở cổ tay: dùng ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay, các ngón còn lại nằm phía dưới. Ấn ngón cái với lực vừa phải lên vị trí giữa hai gân lớn ở mặt trong cổ tay. Kỹ thuật này đã giúp những người buồn nôn giảm nôn. Nó tương tự như phương pháp châm cứu Trung Quốc cổ đại. Có thể dùng cách này chữa trị chứng buồn nôn tạm thời cho trẻ.

tre-non-tro

Thuốc đông y hiệu quả cho trẻ nôn trớ

Trong điều trị cho trẻ bị nôn trớ đông y xưa có bài thuốc Đinh Hương Thị Đế Thang ngày nay được ghi chép lại trong cuốn sách thuốc nam thuốc bắc và các phương thang chữa trị bệnh. Với thành phần:

-Đinh hương: Ôn tỳ, ôn thận, giáng nghịch chữa trị đau bụng, nôn mửa, đại tiện lỏng

-Tai hồng: Ôn trung, giáng nghịch, hạ khí, chữa trị nấc cụt

-Sinh khương: ôn trung, hết nôn, tiêu đờm, hành thủy giải độc

-Đẳng sâm: bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, ăn uống kém, chân tay yếu mỏi

Công dụng điều trị các chứng nôn trớ nấc nghẹn an toàn hiệu quả cho bé

Bạn có thể tham khảo sản phẩm sản xuất ứng dụng từ bài thuốc Đinh Hương Thị Đế thang được bào chế dưới dạng siro

( theo báo sức khỏe và đời sống)

Sưu tầm bởi PQA


yeu-cau-tu-van

Để biết thêm thông tin về phương pháp điều trị bệnh, xin vui lòng liên hệ Chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe

Văn Phòng Tư Vấn PQA:
0228.86.23456 (Hotline 24/7)


Chuyên Gia Tư Vấn:
0904.032.4990964.247.599

Chat Zalo với Chuyên gia
Chat facebook với Chuyên gia

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

chung-chi-hanh-nghe

Bình luận

YÊU CẦU CHUYÊN GIA GỌI ĐIỆN TƯ VẤN